Mở đầu về số thập phân

Vui lòng đăng nhập để xem bài học!

Kiến thức phân số được đưa vào chương trình Toán Tiểu học bắt đầu từ toán lớp 4, kéo dài xuyên suốt đến chương trình toán lớp 5 như một nội dung quan trọng và hữu ích. Trên thực tế, trong các bài toán hoặc lĩnh vực cần đến sự chính xác cao, người ta thường sử dụng số thập phân thay cho phân số. Vì vậy, trong chương trình Toán cơ bản lớp 5, nội dung tính toán liên quan đế số thập phân được chú trọng nhiều.

Video này giúp học sinh hiểu rõ bản chất, cấu tạo của số thập phân, cách chuyển đổi từ phân số sang số thập phân, các phép tính toán số thập phân. Thầy giáo tin rằng, qua video, học sinh có thể giải bài tập sách giáo khoa và sách bài tập một cách thành thạo.

Yêu cầu kiến thức với người học

Để đảm bảo cho việc sử dụng số thập phân được hiệu quả, học sinh cần phải nắm vững những kiến thức cơ bản trong chương trình Toán Tiểu học như:

- Kĩ năng thực hiện phép tính cơ bản (cộng, trừ, nhân, chia);

- Các khái niệm và tính chất cơ bản của phân số;

- So sánh được hai số tự nhiên.

Trong video bài giảng, thầy giáo Nguyễn Thành Long sẽ hướng dẫn cụ thể cách đổi từ phân số sang số thập phân, đặc biệt là cách thực hiện các phép tính cơ bản liên quan đến số thập phân.

Lý thuyết bài học

  1. Khái niệm về số thập phân

- Số thập phân là số được viết dưới dạng a,b. Ví dụ: 1,2; 0,001;…

- Cấu tạo số thập phân:

+ Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách nhau bởi dấu phẩy.

+ Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.

Ví dụ: Số thập phân 1,2 có phần nguyên là 1 và phần thập phân là 2.

- Quan hệ giữa các đơn vị của hai hàng liền nhau:

+ Mỗi đơn vị của một hàng bằng 10 đơn vị của hàng thấp hơn liền sau.

+ Mỗi đơn vị của một hàng bằng $\frac{1}{10}$(hay 0,1) đơn vị của hàng cao liền trước.

  1. Cách đọc, viết số thập phân

- Muốn đọc một số thập phân, ta đọc lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: Trước hết đọc phần nguyên, đọc dấu “phẩy”, sau đó đọc phần thập phân.

- Muốn viết một số thập phân, ta viết lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: Trước hết viết phần nguyên, viết dấu “phẩy”, sau đó viết phần thập phân.

Ví dụ: 2,34 đọc là hai phẩy ba mươi bốn.

  1. So sánh hai số thập phân

- Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.

- Trong hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, số thập phân nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.

- So sánh các phần nguyên của hai số đó như so sánh hai số tự nhiên, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.

- Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau, thì so sánh phần thập phân: lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn,…; đến cùng một hàng nào đó, số thập phân có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.

- Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số thập phân đó bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.

Ví dụ:             1,2 < 2,3

                        3,45 > 3,24

  1. Các phép tính đối với số thập phân

4.1. Phép cộng:

Muốn cộng hai số thập phân, ta làm như sau:

- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.

- Cộng như cộng các số tự nhiên

- Viết dấu phẩu ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

Ví dụ:

4

 

4.2. Phép trừ:

Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân, ta làm như sau:

- Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau

- Trừ như trừ các số tự nhiên.

- Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.

Ví dụ:

5

 

Nội dung video

Bước đầu làm quen với số thập phân, cách chuyển đổi từ phân số sang số thập phân, cấu tạo, cách đọc, cách viết, so sánh số thập phân và đặc biệt là kiến thức tính toán liên quan đến số thập phân được thầy giáo Nguyễn Thành Long giảng giải rõ ràng và chi tiết trong video bài giảng này. Với phương pháp truyền đạt ngắn gọn, dễ hiểu, các em học sinh có thể nắm bắt được kiến thức cơ bản về số thập phân trong chương trình Toán cơ bản lớp 5 một cách nhanh chóng.

Thầy giáo có đưa ra phương pháp làm bài và một số ví dụ minh họa cho từng phương pháp, từng nội dung đề mục. Sau đây là các ví dụ minh họa trong video bài giảng “Mở đầu về số thập phân” trong chương trình sách giáo khoa Toán lớp 5 cơ bản.

Bài 1. Thực hiện phép cộng

  1. a) 9,46 + 3,8
  2. b) 45,08 + 24,97
  3. c) 0,07 + 0,09

Lời giải:

  1. a) $\begin{matrix} + \\ {}  \\\end{matrix}\begin{array}{*{35}{r}} 9,46  \\ 3,8\,\,\,  \\ 13,26  \\\end{array}$

Do đó, 9,46 + 3,8 = 13,26

Tương tự như thế, ta có:

  1. b) 45,08 + 24,97 = 70,05
  2. c) 0,07 + 0,09 = 0,16

Bài 2. Tính nhanh

  1. a) 4,68 + 6.03 +3,97
  2. b) 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2
  3. c) 3,49 + 5,7 + 1.51
  4. d) 4,2 + 3,5 + 4,5 +6,8

Giải

  1. a) 4,68 + 6,03 + 3,97

= 4,68 + (6,03 + 3,97)

= 4,68 + 10

= 14,68

Tương tự như thế, ta có:

  1. b) 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2 = 18,6
  2. c) 3,49 + 5,7 + 1,51 = 10,7
  3. d) 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 = 19

Bài 3. Tìm x

  1. a) x + 4,32 = 8,67
  2. b) 6,85 + x = 10,29
  3. c) x – 3,64 = 5,86
  4. d) 7,9 – x = 2,5

Giải

  1. a) x + 4,32 = 8,67

x   = 8,67 – 4,32

x   = 4,35

Tương tự như thế, ta có:

  1. b) x = 3,44
  2. c) x = 9,5
  3. d) x = 5,4

Bài 4. Tìm hai số tự nhiên liên tiếp a, b biết:

  1. a) a < 19,99999 < b
  2. b) a < 0,5 + 0,6 + 0,7 < b

Giải

  1. a) Ta có: a < 19,99999 < b

mà 19 < 19,99999 < 20 nên a = 19 và b =20.

  1. b) Ta có: a < 0,5 + 0,6 + 0,7 < b

hay a < 1,8 < b

mà 1 < 1,8 < 2 nên a = 1 và b =2.

Để giúp các học sinh còn có thể củng cố hay mở rộng các kiến thức về số thập phân  trung tâm VinaStudy còn xây dựng một số video khác nằm trong khóa học này như:

Viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân

Phép nhân số thập phân

Phép chia số thập phân

Học sinh và phụ huynh có thể tham khảo thêm các khóa học khác tại trung tâm :

Chương trình cơ bản theo sách giáo khoa lớp 5

Toán nâng cao lớp 5.

Toán tư duy và bồi dưỡng HSG lớp 5.

Luyện thi Violympic lớp 5 (2020)

Ôn và luyện toán 5 – Thi giữa kì và cuối kì

15 đề Vio Quốc gia – Toán 5.

Hệ thống giáo dục Vinastudy.vn chúc em học tốt

-------------------------

Hỗ trợ học tập:

_Kênh Youtube:http://bit.ly/vinastudyvn_tieuhoc

_Facebook fanpage:https://www.facebook.com/767562413360963/

_Hội học sinh Vinastudy Online:https://www.facebook.com/groups/online.vinastudy.vn/

 

 

Đề cương khoá học

1. Bài giảng học thử học kì I

2. Bài giảng học thử học kì II

3. BÀI HỌC TUẦN 1 (04/09 - 10/09)

4. BÀI HỌC TUẦN 2 (11/09 - 17/09)

5. BÀI HỌC TUẦN 3 (18/09 - 24/09)

6. BÀI HỌC TUẦN 4 (25/09 - 01/10)

7. BÀI HỌC TUẦN 5 (02/10 - 08/10)

8. BÀI HỌC TUẦN 6 (09/10 - 15/10)

9. BÀI HỌC TUẦN 7 (16/10 - 22/10)

10. BÀI HỌC TUẦN 8 (23/09 - 29/10)

11. BÀI HỌC TUẦN 9 (30/10 - 05/11)

12. BÀI HỌC TUẦN 10 (06/11 - 12/11)

13. BÀI HỌC TUẦN 11 (13/11 - 19/11)

14. BÀI HỌC TUẦN 12 (20/11 - 26/11)

15. BÀI HỌC TUẦN 13 (27/11 - 03/12)

16. BÀI HỌC TUẦN 14 (04/12 - 10/12)

17. BÀI HỌC TUẦN 15 (11/12 - 17/12)

18. BÀI HỌC TUẦN 16 (18/12 - 24/12)

19. BÀI HỌC TUẦN 17 (25/12 - 31/12)

20. BÀI HỌC TUẦN 18 (01/01 - 07/01)

21. BÀI HỌC TUẦN 19 (08/01 - 14/01)

22. BÀI HỌC TUẦN 20 (15/01 - 21/01)

23. BÀI HỌC TUẦN 21 (22/01 - 28/01)

24. BÀI HỌC TUẦN 22 (29/01 - 04/02)

25. BÀI HỌC TUẦN 23 (05/02 - 11/02)

26. BÀI HỌC TUẦN 24 (12/02 - 18/02)

27. BÀI HỌC TUẦN 25 (19/02 - 25/02)

28. BÀI HỌC TUẦN 26 (26/02 - 04/03)

29. BÀI HỌC TUẦN 27 (05/03 - 11/03)

30. BÀI HỌC TUẦN 28 (12/03 - 18/03)

31. BÀI HỌC TUẦN 29 (19/03 - 25/03)

32. BÀI HỌC TUẦN 30 (26/03 - 01/04)

33. BÀI HỌC TUẦN 31 (02/04 - 08/04)

34. BÀI HỌC TUẦN 32 (09/04 - 15/04)

35. BÀI HỌC TUẦN 33 (16/04 - 22/04)

36. BÀI HỌC TUẦN 34 (23/04 - 29/04)