Thể tích hình lập phương

Vui lòng đăng nhập để xem bài học!

Thể tích hình lập phương là bài nằm chuỗi các bài tập thuộc phần hình học của chương trình học Toán 5. Video Thể tích hình lập phương giúp học sinh biết cách tính thể tích của các hình có dạng hình lập phương khi đã biết độ dài cạnh của hình. Từ đó, học sinh áp dụng được kiến thức này vào giải bài tập cụ thể như tính của hình lập phương.Thầy giáo tin rằng qua video, các em học sinh có thể hiểu rõ về thể tích của hình lập phương trong sách giáo khoa Toán cơ bản 5 đồng thời giải được bài tập về thể tích hình lập phương trong sách giáo khoa và sách bài tập một cách thành thạo nhất.

Yêu cầu kiến thức với người học

Để đảm bảo cho việc học Thể tích hình lập phương được hiệu quả, học sinh cần có những kiến thức về hình lập phương, thể tích, đơn vị đo thể tích đã học ở các bài trước.

Lý thuyết

1.Thể tích hình lập phương

Quy tắc: Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân cạnh.

Hình lập phương có cạnh là a thể tích V là:

   V = a x a x a

Ví dụ: Thể tích hình lập phương có cạnh 2 cm.

Bài giải:

Thể tích hình lập phương đó là:

   2 x 2 x 2 = 8 (cm3)

                 Đáp số: 8 cm3

  1. Một số dạng bài tập

Dạng 1: Tính thể tích hình lập phương khi biết độ dài cạnh

Phương pháp: Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

Dạng 2: Tính thể tích hình lập phương khi biết diện tích xung quanh hoặc diện tích toàn phần.

Phương pháp: Tính diện tích một mặt sau đó tìm lập luận để tìm độ dài cạnh .

Dạng 3: Tính độ dài cạnh khi biết thể tích

Phương pháp: Nếu tìm một số a mà a x a x a = V thì độ dài cạnh hình lập phương là a.

Dạng 4: So sánh thể tích của một hình lập phương với thể tích một hình hộp chữ nhật hoặc với một hình lập phương khác

Phương pháp: Áp dụng công thức để tính thể tích từng hình rồi so sánh

Dạng 5: Toán có lời văn

Phương pháp: Đọc kĩ đề bài, xác định dạng toán và yêu cầu của đề bài rồi giải bài toán đó.

  1. Các ví dụ

Ví dụ 1: Hình lập phương A có cạnh 4 cm

Hình lập phương A có cạnh 4 cm. Hình lập phương B có cạnh gấp 2 lần cạnh hình lập phương A.

Hỏi thể tích hình lập phương B gấp bao nhiêu lần thể tích hình lập phương A?

Bài giải:

Cạnh hình lập phương B là:

4 x 2 = 8 (cm)

Thể tích hình lập phương B là:

8 x 8 x 8 = 512 (cm3)

Thể tích hình lập phương A là:

4 x 4 x 4 = 64 (cm3)

Ta có 512: 64 = 8.

Vậy: Thể tích hình lập phương B gấp 8 lần thể tích hình lập phương A.

 Ví dụ 2: Một khối kim loại hình lập phương có cạnh 1/5 m. Mỗi xăng – ti-mét khối của khối kim loại nặng  6, 2 g. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki – lô-gam?

Bài giải:

 Đổi 1/5 m = 20 cm

Thể tích của khối kim loại hình lập phương là:

20 x 20 x 20 = 8000 (cm3)

Khối kim loại đó cân nặng là:

6,2 x 8000 = 49600 (g)

49 600 g = 49,6 kg

Đáp số: 49,6 kg

Ví dụ 3: Một bể kính hình hộp chữ nhật có diện tích đáy là 250cm² và bể đang chứa nước. Tính chiều cao mực nước, biết rằng nếu cho một khối lập phương bằng kim loại cạnh 10cm vào bể thì khối lập phương vừa vặn ngập trong nước (đáy trên khối lập phương bằng mặt nước)?

Bài giải:

Thể tích cả lượng nước có trong bể và thể tích khối lập phương là:

 250 x 10 = 2500cm³

Thể tích khối lập phương là: 10 x 10 x 10 = 1000cm³

Thể tích lượng nước có trong bể là: 2500 – 1000 = 1500cm³

Chiều cao mực nước là: 1500: 250 = 6cm

 

Nội dung video

Video Thể tích hình lập phương có độ dài 13 phút, thầy giáo Nguyễn Thành Long sẽ giúp học sinh tổng hợp kiến thức về thể tích hình lập phương như: khái niệm hình lập phương, đơn vị đo thể tích, cũng như công thức tính thể tích hình lập phương, và hướng dẫn học sinh giải các bài tập trong SGK

Phần 1: Kiến thức cần nhớ

Cho hình lập phương có cạnh là a (m)

V = a x a x a (m3)

Phần 2: Giải các bài tập SGK

Bài 1:

Hình lập phương

1

2

3

4

Độ dài cạnh

1,5 m

$\frac{5}{8}$ m

6 m

10 dm

Diện tích 1 mặt

2,25 m2

$\frac{25}{64}$ m2

36 m2

100 dm2

Diện tích toàn phần

13,5 m2

$\frac{150}{64}$ m2

216 m2

600 dm2

Thể tích

3,375 m3

$\frac{125}{512}$ m3

216  m2

1000 dm3

Bài 2: Một khối kim loại hình lập phương có cạnh là 0,75m. Mỗi đề- xi- mét khối của khối kim loại đó nặng 15 kg. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki- lô- gam?

Tóm tắt:

Cạnh = 0,75 m

1 dm3 = 15 kg

Khối kim loại nặng bao nhiêu kg?

Bài giải:

Đổi 0,75m = 7,5 dm.

Thể tích của khối lập phương là:

V = 7,5 x 7,5 x 7,5 = 421,875 $d{{m}^{3}}$ 

Khối kim loại nặng số kg là:

421,875 x 15 = 6328,125 (kg)

                             Đáp số: 6328,125 kg

Bài 3: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 7 cm và chiều cao 9 cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của ba kích thước của hình hộp chữ nhật trên. Tính:

a) Thể tích của hình hộp chữ nhật

b) Thể tích của hình lập phương

Bài giải:

  1. Thể tích của hình hộp chữ nhật là

 V1 = 8 x 7 x 9 = 504 (cm3)

  1. Cạnh của hình lập phương là

(7 + 8 + 9) : 3 =  8 (cm)

Thể tích của hình lập phương là:

 8 x 8 x8 = 512 (cm3)

 Đáp số: a) 504 cm3

  1. b) 512 cm2

 Học sinh và phụ huynh có thể tham khảo thêm các khóa học mở rộng và nâng cao  kiến thức Toán:

Khóa học toán cơ bản và mở rộng lớp 5

Ôn luyện toán lớp 5 học kì I

Tư duy và bồi dưỡng HSG lớp 5

Các dạng toán trọng tâm nâng cao violympic lớp 5

Luyện thi violympic cấp quốc gia lớp 5

Trạng nguyên nhí chương trình bổ trợ học sinh Tiểu học

Hệ thống giáo dục trực tuyến Vinastudy.vn chúc em học tốt

Hỗ trợ học tập:

_Kênh Youtube:http://bit.ly/vinastudyvn_tieuhoc

_Facebook fanpage:https://www.facebook.com/767562413360963/

_Hội học sinh Vinastudy Online:https://www.facebook.com/groups/online.vinastudy.vn/

 

 

Đề cương khoá học

1. Bài giảng học thử học kì I

2. Bài giảng học thử học kì II

3. BÀI HỌC TUẦN 1 (04/09 - 10/09)

4. BÀI HỌC TUẦN 2 (11/09 - 17/09)

5. BÀI HỌC TUẦN 3 (18/09 - 24/09)

6. BÀI HỌC TUẦN 4 (25/09 - 01/10)

7. BÀI HỌC TUẦN 5 (02/10 - 08/10)

8. BÀI HỌC TUẦN 6 (09/10 - 15/10)

9. BÀI HỌC TUẦN 7 (16/10 - 22/10)

10. BÀI HỌC TUẦN 8 (23/09 - 29/10)

11. BÀI HỌC TUẦN 9 (30/10 - 05/11)

12. BÀI HỌC TUẦN 10 (06/11 - 12/11)

13. BÀI HỌC TUẦN 11 (13/11 - 19/11)

14. BÀI HỌC TUẦN 12 (20/11 - 26/11)

15. BÀI HỌC TUẦN 13 (27/11 - 03/12)

16. BÀI HỌC TUẦN 14 (04/12 - 10/12)

17. BÀI HỌC TUẦN 15 (11/12 - 17/12)

18. BÀI HỌC TUẦN 16 (18/12 - 24/12)

19. BÀI HỌC TUẦN 17 (25/12 - 31/12)

20. BÀI HỌC TUẦN 18 (01/01 - 07/01)

21. BÀI HỌC TUẦN 19 (08/01 - 14/01)

22. BÀI HỌC TUẦN 20 (15/01 - 21/01)

23. BÀI HỌC TUẦN 21 (22/01 - 28/01)

24. BÀI HỌC TUẦN 22 (29/01 - 04/02)

25. BÀI HỌC TUẦN 23 (05/02 - 11/02)

26. BÀI HỌC TUẦN 24 (12/02 - 18/02)

27. BÀI HỌC TUẦN 25 (19/02 - 25/02)

28. BÀI HỌC TUẦN 26 (26/02 - 04/03)

29. BÀI HỌC TUẦN 27 (05/03 - 11/03)

30. BÀI HỌC TUẦN 28 (12/03 - 18/03)

31. BÀI HỌC TUẦN 29 (19/03 - 25/03)

32. BÀI HỌC TUẦN 30 (26/03 - 01/04)

33. BÀI HỌC TUẦN 31 (02/04 - 08/04)

34. BÀI HỌC TUẦN 32 (09/04 - 15/04)

35. BÀI HỌC TUẦN 33 (16/04 - 22/04)

36. BÀI HỌC TUẦN 34 (23/04 - 29/04)