Giới thiệu hình trụ. Giới thiệu hình cầu

Vui lòng đăng nhập để xem bài học!

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta gặp rất nhiều đồ vật có hình dạng khác nhau. Có nhiều hình, dù rất quen thuộc nhưng học sinh lại không biết tên gọi của nó là gì, hay đặc điểm của nó như thế nào. Vì vậy, ở video này thầy giáo Nguyễn Thành Long sẽ giúp học sinh làm quen với hai loại hình mới là hình trụ và hình cầu ở chương trình Toán lớp 5.

Hình trụ, hình cầu được sử dụng khá phổ biến trong các bài toán hình học từ căn bản đến phức tạp, trong đó công thức tính diện tích thể tích hình trụ thường được sử dụng khá phổ biến trong việc tính một không gian nhất định bị chiếm giữ bởi một hình trụ.

Hình trụ

-Hình trụ là hình được giới hạn bởi hai đường tròn có đường kính bằng nhau và mặt trụ.

-Hình trụ  là hình thu được khi quay hình chữ nhật quanh 1 cạnh của nó, ta sẽ có hình trụ.

-Hình trụ  là một hình trụ với hai đáy là hai đường tròn bằng nhau.

-Khi quay hình chữ nhật quanh một cạnh cố định, ta được một hình trụ.

-Giả sử hình chữ nhật có tên ABCD

+ CD là một cạnh cố định, khi đó:

+DA và CB quét nên hai đáy của hình trụ, là hai hình tròn bằng nhau và song song, tâm hai đường tròn lần lượt là D, C.

+Mặt xung quanh của hình trụ được quét vởi cạnh AB. Mỗi vị trí AB được gọi là một đường sinh.

+Các đường sinh vuông góc với hai mặt phẳng đáy (2 hình tròn).

+Độ cao của hình trụ là độ dài của trục hình trụ (cạnh DC) hoặc độ dài đường sinh.

-Công thức tính diện tích xung quanh hình trụ

Diện tích xung quanh

Sxq = 2rh

+ r: bán kính hình trụ

+ h: chiều cao nối từ đáy tới đỉnh hình trụ

-Công thức tính diện tích toàn phần hình trụ

Diện tích toàn phần

Stp = 2r2 + 2rh

Trong đó:

+ r: bán kính hình trụ

+ 2 x  x r x h: Diện tích xung quanh hình trụ

+ 2 x x r2: Diện tích của hai đáy

-Công thức và cách tính thể tích hình trụ

Thể tích hình trụ

V =  r2h

Trong đó:

r là bán kính hình trụ

h chiều cao hình trụ

Hình cầu

Phần không gian nằm bên trong một bề mặt gồm các điểm trong không gian nằm cách một điểm cho trước (gọi là tâm) một khoảng cách không đổi (gọi là bán kính).

Hình cầu được tạo bởi tâm và bán kính hoặc đường kính.

Trái đất có dạng hình cầu.

Trong đời sống, từ hình cầu thường được dùng cùng nghĩa với mặt cầu. Tuy nhiên trong hình học, hình cầu là phần không gian (3 chiều), còn mặt cầu chỉ là bề mặt (2 chiều).

Các công thức tính thể tích khối cầu:

Thể tích khối cầu:

V = .

Diện tích mặt cầu:

S = 4x R2 =  

Trong đó: R là bán kính khối cầu (mặt cầu, hình cầu).

V là thể tích

S là diện tích mặt cầu.

d là đường kính

Nội dung video

Video giới thiệu về hình trụ, hình cầu nằm trong khóa học Toán 5 cơ bản, thầy giáo sẽ hướng dẫn cách nhận biết, cách vẽ hình trụ hình cầu để học sinh có thể nhận biết được các dạng hình liên quan.

  1. Giới thiệu hình trụ, hình cầu

Hình trụ: lon sữa có dạng hình trụ

Hình cầu: Quả bóng, trái đất có dạng hình cầu

  1. Bài tập

1)Trong các hình dưới đây có hình nào là hình trụ?

Các hình trụ là A, E

2) Đồ vật nào dưới dây có dạng hình cầu?

Hình cầu: quả bóng bàn, viên bi

3) Hãy kể tên một vài đồ vật có dạng

  1. a) Hình trụ: Hộp sữa, lon nước ngọt
  2. b) Hình cầu: Quả bóng chuyền, quả bóng đá,…

Ngoài ra, học sinh và phụ huynh có thể tham khảo thêm các chương trình học phù hợp với năng lực của từng học sinh:

Chương trình cơ bản theo sách giáo khoa lớp 5

Toán nâng cao lớp 5.

Toán tư duy và bồi dưỡng HSG lớp 5.

Luyện thi Violympic lớp 5 (2020)

Ôn và luyện toán 5 – Thi giữa kì và cuối kì

15 đề Vio Quốc gia – Toán 5.

 

                 Hệ thống giáo dục trực tuyến Vinastudy.vn chúc em học tốt

Hỗ trợ học tập:

_Kênh Youtube:http://bit.ly/vinastudyvn_tieuhoc

_Facebook fanpage:https://www.facebook.com/767562413360963/

_Hội học sinh Vinastudy Online:https://www.facebook.com/groups/online.vinastudy.vn/

Đề cương khoá học

1. Bài giảng học thử học kì I

2. Bài giảng học thử học kì II

3. BÀI HỌC TUẦN 1 (04/09 - 10/09)

4. BÀI HỌC TUẦN 2 (11/09 - 17/09)

5. BÀI HỌC TUẦN 3 (18/09 - 24/09)

6. BÀI HỌC TUẦN 4 (25/09 - 01/10)

7. BÀI HỌC TUẦN 5 (02/10 - 08/10)

8. BÀI HỌC TUẦN 6 (09/10 - 15/10)

9. BÀI HỌC TUẦN 7 (16/10 - 22/10)

10. BÀI HỌC TUẦN 8 (23/09 - 29/10)

11. BÀI HỌC TUẦN 9 (30/10 - 05/11)

12. BÀI HỌC TUẦN 10 (06/11 - 12/11)

13. BÀI HỌC TUẦN 11 (13/11 - 19/11)

14. BÀI HỌC TUẦN 12 (20/11 - 26/11)

15. BÀI HỌC TUẦN 13 (27/11 - 03/12)

16. BÀI HỌC TUẦN 14 (04/12 - 10/12)

17. BÀI HỌC TUẦN 15 (11/12 - 17/12)

18. BÀI HỌC TUẦN 16 (18/12 - 24/12)

19. BÀI HỌC TUẦN 17 (25/12 - 31/12)

20. BÀI HỌC TUẦN 18 (01/01 - 07/01)

21. BÀI HỌC TUẦN 19 (08/01 - 14/01)

22. BÀI HỌC TUẦN 20 (15/01 - 21/01)

23. BÀI HỌC TUẦN 21 (22/01 - 28/01)

24. BÀI HỌC TUẦN 22 (29/01 - 04/02)

25. BÀI HỌC TUẦN 23 (05/02 - 11/02)

26. BÀI HỌC TUẦN 24 (12/02 - 18/02)

27. BÀI HỌC TUẦN 25 (19/02 - 25/02)

28. BÀI HỌC TUẦN 26 (26/02 - 04/03)

29. BÀI HỌC TUẦN 27 (05/03 - 11/03)

30. BÀI HỌC TUẦN 28 (12/03 - 18/03)

31. BÀI HỌC TUẦN 29 (19/03 - 25/03)

32. BÀI HỌC TUẦN 30 (26/03 - 01/04)

33. BÀI HỌC TUẦN 31 (02/04 - 08/04)

34. BÀI HỌC TUẦN 32 (09/04 - 15/04)

35. BÀI HỌC TUẦN 33 (16/04 - 22/04)

36. BÀI HỌC TUẦN 34 (23/04 - 29/04)