Thể tích của 1 hình - Đơn vị đo thể tích

Vui lòng đăng nhập để xem bài học!

Đây là kiến thức ban đầu về các bài toán thể tích nhưng là một bài quan trọng trong chương trình toán lớp 5 . Trước khi tính toán thể tích của các hình khối, học sinh phải biết được thế nào là thể tích và các đơn vị đo của chúng.

Video này thầy giáo sẽ giới thiệu chi tiết về thể tích của một hình, các bước chi tiết, chính xác để đổi đơn vị thể tích này sang đơn vị  đo thể tích khác  qua đó giúp học sinh nắm rõ hơn về thể tích của một hình, biết được đơn vị đo thể tích và cách đổi các đơn vị đo thể tích. Video này nằm trong chủ đề hình học của sách giáo khoa toán 5 từ đó giúp các em dễ dàng giải được các bài tập về đơn vị đo trong sách giáo khoa Toán cơ bản 5.

Yêu cầu kiến thức với người học:

Để học được bài thể tích này học sinh cần phải nắm được các kiến thức chung về bảng đơn vị đo độ dài, đơn vị đo diện tích ở các lớp dưới. Kĩ năng qui đổi, so sánh các đơn vị độ dài, diện tích đã học.

Lý thuyết bài học

Tất cả các vật thể dù là nhỏ nhất cũng có một thể tích nhất định.

Thể tích:  của hình khối hộp gồm hình lập phương và hình hộp chữ nhật.

Hình lập phương: là hình đa diện có tất cả 6 mặt đều là hình vuông, có 12 cạnh bằng nhau và có 8 đỉnh.

Hình hộp chữ nhật: là hình có 6 mặt đều là hình chữ nhật, có 12 cạnh và có 8 đỉnh 

Thể tích: là toàn bộ phần không gian trong lòng của khối hộp đó.

Người ta có thể dùng hình lập phương để đo thể tích một hình.

Hai hình bằng nhau thì có thể tích bằng nhau .

Như các em đã biết:

đơn vị đo dộ dài là ; cm, dm, m,…

đơn vị đo diện tích là :cm2, dm2; m2

Ở bậc Tiểu học, học sinh chưa học số mũ nên đơn vị đo thể tích được viết như sau :

Một xăng ti mét khối là thể tích hình lập phương có cạnh dài là 1 cm.

Xăng ti mét khối viết tắt là: cm3

Đề xi mét khối: dm3

Mét khối: m3

Ta có công thức tính: thể tích = chiều dài x chiều rộng x chiều cao

Ví dụ: Cho 1 hình khối có chiều dài là a, chiều rộng là b, chiều cao là h.

Ta có $V=a\times b\times h$

+) $c{{m}^{3}}$ Nếu$a(cm)$, $b(cm)$ , $h(cm)$

$\Rightarrow V=a(cm)\times b(cm)\times h(cm)$

       $=a\times b\times h(c{{m}^{3}})$

+) ${{m}^{3}}$ Nếu $a(m),b(m),h(m)$

$V=a(m)\times b(m)\times h(m)$

    $=a\times b\times h({{m}^{3}})$

-Đổi đơn vị đo thể tích:

Ở trong một bài toán có thể người ta sẽ cho cùng đơn vị đo hoặc cho khác các đơn vị đo. Khi cho cùng một đơn vị đo khi tính toán học sinh chỉ cần thực hiện tính toán mà không cần đổi đơn vị. Còn khi bài toán cho 2, 3 đơn vị đo, học sinh bắt buộc phải đổi chúng về 1 cùng một đơn vị đo sau đó mới thực hiện làm bài .

Có 2 dạng đổi đơn vị đo:

Dạng 1: Đổi từ đơn vị đo lớn sang đơn vị đo bé

   +) ${{m}^{3}}$$\to d{{m}^{3}}$

Ta có: 1m$=$10dm

            $1{{m}^{2}}=10d{{m}^{{}}}\times 10dm$

                   = $100d{{m}^{2}}$

            $1{{m}^{3}}=10dm\times 10dm\times 10dm$

                  =  $1000d{{m}^{3}}$

    Vậy $1{{m}^{3}}=1000d{{m}^{3}}$

Tương tự: $1d{{m}^{3}}=1000c{{m}^{3}}$

+) $1{{m}^{3}}=.............c{{m}^{3}}$

Ta có:$1{{m}^{3}}=100cm\times 100cm\times 100cm$$=1000000c{{m}^{3}}$

$\Rightarrow 1{{m}^{3}}=1000000c{{m}^{3}}$

Nhận xét: Hai đơn vị đo thể tích liền nhau, đơn vị lớn gấp đơn vị bé 1000 lần , một đơn vị bé bằng $\frac{1}{1000}$  đơn vị lớn .

Ví dụ: $10{{m}^{3}}=10000d{{m}^{3}}$

  $0,55{{m}^{3}}=550d{{m}^{3}}$

Dạng 2: Đổi đơn vị đo bé sang đơn vị đo lớn

Ở dạng này học sinh không những phải nắm vững các quan hệ giữa các đơn vị đo mà còn phải nắm vững kiến thức về phân số, số thập phân

+) $c{{m}^{3}}$ =$.......d{{m}^{3}}$

Ta có $1cm=\frac{1}{10}dm$

          $1c{{m}^{2}}=\frac{1}{100}d{{m}^{2}}$

$\to 1c{{m}^{3}}=\frac{1}{1000}d{{m}^{3}}$

Tương tự: $1c{{m}^{3}}=\frac{1}{1000000}{{m}^{3}}$

                  $1d{{m}^{3}}=\frac{1}{1000}{{m}^{3}}$

Ví dụ : $3265c{{m}^{3}}=3,265d{{m}^{3}}$

$1260c{{m}^{3}}=0,00126{{m}^{3}}$

Hướng dẫn giải các bài tập trang 118 – SGK Toán 5

Bài tập 1:

a)$15{{m}^{3}};205{{m}^{3}};\frac{25}{100}{{m}^{3}};0,911{{m}^{3}}.$

  1. b) $7200{{m}^{3}};$$400{{m}^{3}};$$\frac{1}{8}{{m}^{3}};$$0,05{{m}^{3}}.$

Bài tập 2:

  1. a) $1c{{m}^{3}}=\frac{1}{1000}d{{m}^{3}}$

 

$5,216{{m}^{3}}=5,216\times 1000d{{m}^{3}}$

             =$5216d{{m}^{3}}$

$13,8{{m}^{3}}=13,8\times 1000d{{m}^{3}}$

           =$13800d{{m}^{3}}$

$0,22{{m}^{3}}=0,22\times \times 1000d{{m}^{3}}$

            =$220d{{m}^{3}}$

  1. b) $1d{{m}^{3}}=1000c{{m}^{3}}$

$1,969d{{m}^{3}}=1,969\times 1000c{{m}^{3}}$

              =  $1969c{{m}^{3}}$

$\frac{1}{4}{{m}^{3}}=0,25{{m}^{3}}=0,25\times 1000000c{{m}^{3}}$

        = $250000c{{m}^{3}}$

$19,54{{m}^{3}}=19,54\times 1000000c{{m}^{3}}$

             = $19540000c{{m}^{3}}$

Bài tập 3: Người ta làm một cái hộp dạng hình chữ nhật bằng bìa. Biết rằng chiều dài là 5dm, chiều rộng là 3dm, chiều cao là 2dm ?Để lấp đầy hình hộp đó  cần xếp bao nhiêu hình lập phương cạnh $1dm$?

Bài giải:

Ta có thể tích hình hộp chữ nhật đó bằng: $5dm\times 3dm\times 2dm=30d{{m}^{3}}$

Thể tích của hình lập phương cạnh $1dm$ bằng: $1d{{m}^{3}}.$

Vậy ta có thể xếp được $30:1=30$ hình lập phương cạnh 1dm để đầy hộp.

Học sinh và phụ huynh có thể tham khảo thêm các khóa học khác tại trung tâm:

Chương trình cơ bản theo sách giáo khoa lớp 5

Toán nâng cao lớp 5.

Toán tư duy và bồi dưỡng HSG lớp 5.

Luyện thi Violympic lớp 5 (2020)

Ôn và luyện toán 5 – Thi giữa kì và cuối kì

15 đề Vio Quốc gia – Toán 5.

                 Hệ thống giáo dục trực tuyến Vinastudy.vn chúc em học tốt

--------------------------------

Hỗ trợ học tập:

_Kênh Youtube:http://bit.ly/vinastudyvn_tieuhoc

_Facebook fanpage:https://www.facebook.com/767562413360963/

_Hội học sinh Vinastudy Online:https://www.facebook.com/groups/online.vinastudy.vn/

Đề cương khoá học

1. Bài giảng học thử học kì I

2. Bài giảng học thử học kì II

3. BÀI HỌC TUẦN 1 (04/09 - 10/09)

4. BÀI HỌC TUẦN 2 (11/09 - 17/09)

5. BÀI HỌC TUẦN 3 (18/09 - 24/09)

6. BÀI HỌC TUẦN 4 (25/09 - 01/10)

7. BÀI HỌC TUẦN 5 (02/10 - 08/10)

8. BÀI HỌC TUẦN 6 (09/10 - 15/10)

9. BÀI HỌC TUẦN 7 (16/10 - 22/10)

10. BÀI HỌC TUẦN 8 (23/09 - 29/10)

11. BÀI HỌC TUẦN 9 (30/10 - 05/11)

12. BÀI HỌC TUẦN 10 (06/11 - 12/11)

13. BÀI HỌC TUẦN 11 (13/11 - 19/11)

14. BÀI HỌC TUẦN 12 (20/11 - 26/11)

15. BÀI HỌC TUẦN 13 (27/11 - 03/12)

16. BÀI HỌC TUẦN 14 (04/12 - 10/12)

17. BÀI HỌC TUẦN 15 (11/12 - 17/12)

18. BÀI HỌC TUẦN 16 (18/12 - 24/12)

19. BÀI HỌC TUẦN 17 (25/12 - 31/12)

20. BÀI HỌC TUẦN 18 (01/01 - 07/01)

21. BÀI HỌC TUẦN 19 (08/01 - 14/01)

22. BÀI HỌC TUẦN 20 (15/01 - 21/01)

23. BÀI HỌC TUẦN 21 (22/01 - 28/01)

24. BÀI HỌC TUẦN 22 (29/01 - 04/02)

25. BÀI HỌC TUẦN 23 (05/02 - 11/02)

26. BÀI HỌC TUẦN 24 (12/02 - 18/02)

27. BÀI HỌC TUẦN 25 (19/02 - 25/02)

28. BÀI HỌC TUẦN 26 (26/02 - 04/03)

29. BÀI HỌC TUẦN 27 (05/03 - 11/03)

30. BÀI HỌC TUẦN 28 (12/03 - 18/03)

31. BÀI HỌC TUẦN 29 (19/03 - 25/03)

32. BÀI HỌC TUẦN 30 (26/03 - 01/04)

33. BÀI HỌC TUẦN 31 (02/04 - 08/04)

34. BÀI HỌC TUẦN 32 (09/04 - 15/04)

35. BÀI HỌC TUẦN 33 (16/04 - 22/04)

36. BÀI HỌC TUẦN 34 (23/04 - 29/04)