Giải bài tập trang 62 - SGK Toán 5 Luyện tập chung

Vui lòng đăng nhập để xem bài học!

Bài học giải quyết vấn đề  

Nằm trong chuỗi video bài giảng về số thập phân trong chương trình Toán 5, video GIẢI BÀI TẬP TRANG 62 – SGK TOÁN 5 LUYỆN TẬP CHUNG giúp học sinh giải các bài tập trang 62 trong sách giáo khoa toán lớp 5. Trong video này, thầy hướng dẫn chi tiết cho các em các phương pháp làm bài tập cũng như cách trình bày của các bài tập đó. Thầy tin rằng, sau khi xem hết video này, các em có thể làm các bài tập tương tự một cách thành thạo.

Yêu cầu kiến thức đối với người học  

Đây là video hướng dẫn giải bài tập sau khi các em đã được học về số thập phân và các quy tắc cộng, trừ nhân chia số thập phân. Chính vì thế, để làm được các bài tập cũng như hiểu được nội dung của video các em cần nắm vững được các phần kiến thức sau:

- Hàng của số thập phân để khi đặt tính có thể thẳng hàng các chữ số cùng một hàng với nhau

- Quy tắc cộng số thập phân, muốn cộng đúng thì việc quan trọng nhất là khi đặt tính các em phải đặt thẳng hàng

- Quy tắc trừ số thập phân, cũng giống như quy tắc cộng các em cần đặt thẳng hàng thì mới tính đúng được

- Quy tắc nhân số thập phân

Nếu còn phần lí thuyết nào các em chưa vững có thể xem lại video của thầy trong khóa Toán cơ bản lớp 5 – Bám sát chương trình sách giáo khoa.

Lý thuyết của bài học

1, Hàng của số thập phân

 Ví dụ: 12,35 $=\frac{1235}{100}=10 2 \frac{3}{10} \frac{5}{100}$

- Chữ số 1 nằm ở hàng chục

- Chữ số 2 nằm ở hàng đơn vị

- Chữ số 3 nằm ở hàng phần mười

- Chữ số 5 nằm ở hàng phần trăm

2, Quy tắc cộng số thập phân

Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:

- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.

- Cộng như cộng các số tự nhiên

- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

3, Quy tắc trừ số thập phân

Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:

- Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.

- Trừ như trừ các số tự nhiên

- Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ

Chú ý: Nếu số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn số chữ số ở phần thập phân của số trừ thì ta có thể viết thêm một số thích hợp chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số bị trừ, rồi trừ như trừ các số tự nhiên.

4, Nhân một số thập phân với một số tự nhiên

Các bước làm:

Bước 1: Nhân như nhân các số tự nhiên

Bước 2: Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ bên phải sang

5, Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,….

Cách làm:  Khi nhân 1 số thập phân với 10, 100, 1000,... ta dịch chuyển dấu phẩu của số đó sang bên phải một, hai, ba,... chữ số

6, Nhân một số thập phân với một số thập phân

Cách làm:

Bước 1: Nhân như nhân các số tự nhiên.

Bước 2: Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ bên phải sang (chú ý đếm cả 2 số thập phân)

7, Nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; ….

- Cách làm:

Khi nhân 1 số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; .... ta dịch chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái một, hai, ba,.... chữ số.

Nội dung của video

Video có thời lượng 13 phút 51 giây nằm trong khóa học Toán cơ bản lớp 5 – Bám sát sách giáo khoa. Trong video thầy Nguyễn Thành Long sẽ hướng dẫn các em giải bài tập sách giáo khoa toán 5 trang 62 một cách chi tiết.

1, Giải toán lớp 5 trang 62 bài 1

Tính : a) 375,84 – 95,69 36,78                           b) 7,7 7,3 x 7,4

Kiến thức áp dụng: Thứ tự thực hiện phép tính : nhân chia trước, cộng trừ sau  và từ trái qua phải.

Phương pháp giải

Câu a chỉ gồm 2 phép tính trừ và cộng, các em sẽ áp dụng thứ tự thực hiện phép tính là từ trái qua phải. Ta sẽ thực hiện phép trừ trước rồi sau đó mới thực hiện phép cộng

Câu b gồm 2 phép tính cộng và nhân, lúc này các em áp dụng thứ tự thực hiện phép tính là nhân chia trước cộng trừ sau. Ta sẽ thực hiện phép nhân trước rồi mới thực hiện phép cộng.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1

  1. a) 375,84 – 95,69 36,78

= 280, 15 36, 78

= 316,93

  1. b) 7,7 7,3 x 7,4

= 7, 7 54,02

= 61,72

2, Giải bài 2 trang 62 sách giáo khoa toán 5

Tính bằng hai cách:

  1. a) (6,75 3,25) x 4,2 b) (9,6 – 4,2) x 3,6

Kiến thức áp dụng

- Thứ tự thực hiện phép tính

- Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng

Phương pháp giải

Cách 1: các em vẫn áp dụng thứ tự thực hiện phép tính là trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau

Cách 2: Các em áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng

a x (b c) = a x b a x c

a x (b – c) = a x b – a x c 

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2

  1. a) (6,75 3,25) x 4,2

Cách 1:

(6,75 3,25) x 4,2

= 10 x 4,2

= 42

Cách 2:

(6,75 3,25) x 4,2

= 6, 75 x 4,2 3,25 x 4,2

= 28,35 13,65

= 42                           

  1. b) (9,6 – 4,2) x 3,6

Cách 1:

(9,6 – 4,2) x 3,6

= 5,4 x 3,6

= 19.44

Cách 2:

(9,6 – 4,2) x 3,6

= 9,6 x 3,6 – 4,2 x 3,6

= 34,56 – 15,12

= 19,44

3, Giải toán lớp 5 trang 62 bài 3

  1. a) Tính bằng cách thuận tiện nhất

0,12 x 400                                                     4,7 x 5,5 – 4,7 x 4,5

  1. b) Tính nhẩm kết quả tìm x:

5,4 $\times $  x = 5,4                                               9,8 $\times $ x = 6,2 $\times $ 9,8

Kiến thức áp dụng

- Quy tắc nhân một số thập phân với 100

- Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ : a x (b – c) = a x b – a x c

Phương pháp giải

- Đối với ý 0,12 x 400 ta tách 400 = 100 x 4 và áp dụng quy tắc nhân một số thập phân với 100 cho phép tính 0,12 x 100

- Đối với ý 4,7 x 5,5 – 4,7 x 4,5, ta thấy có chung nhau 4,7 nên ta sử dụng phương pháp rút thừa số chung để rút 4,7 ra ngoài.

- Đối với ý 5,4 $\times $  x = 5,4 , áp dụng cách tìm một thừa số còn lại của phép nhân khi biết tích và một thừa số

- Đối với ý 9,8 $\times $ x = 6,2 $\times $ 9,8, áp dụng cách tìm một thừa số còn lại của phép nhân khi biết tích và một thừa số và chú ý không cần tính cụ thể kết quả của 6,2 x 9,8

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3 

  1. a) 0,12 x 400 4,7 x 5,5 – 4,7 x 4,5

= 0,12 x 100 x 4                               = 4,7 x (5,5 – 4,5)

= 12 x 4                                              = 4,7 x 1

= 48                                                    = 4,7

Chú ý: số nào nhân với 1 thì cũng bằng chính nó

  1. b) 5,4 $\times $ x = 5,4                                9,8 $\times $ x = 6,2 $\times $ 9,8

               x = 5,4 : 5,4                                                x = 6,2 x 9,8 : 9,8

                x = 1                                                           x = 6,2 x 1

                                                                                    x = 6,2

Chú ý: Một số chia cho chính nó thì được kết quả bằng 1

4, Giải bài 4 trang 62 SGK toán 5

Mua 4m vải phải trả 60 000 đồng. Hỏi mua 6,8m vải cùng loại phải trả nhiều hơn bao nhiêu tiền?

Kiến thức áp dụng

- Phép chia và phép nhân số thập phân

Phương pháp làm bài

Đưa về bài toán rút về đơn vị

Bước 1: Tính xem 1m vải hết bao nhiêu tiền

Bước 2: Tính 6,8m vải hết bao nhiêu tiền

Bước 3: Tính mua 6,8m vải nhiều hơn bao nhiêu tiền

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4 

Bài giải

Mua 1m vải phải số tiền là”

60000:4 = 15000 (đồng)

Mua 6,8m vải phải trả số tiền là:

15000 x 6,8 = 102000 (đồng)

Mua 6,8m vải phải trả nhiều hơn số tiền là:

102000 – 60000 = 42000 (đồng)

Đáp số: 42000 đồng

 

 

 

 

 

Đề cương khoá học

1. Bài giảng học thử học kì I

2. Bài giảng học thử học kì II

3. BÀI HỌC TUẦN 1 (04/09 - 10/09)

4. BÀI HỌC TUẦN 2 (11/09 - 17/09)

5. BÀI HỌC TUẦN 3 (18/09 - 24/09)

6. BÀI HỌC TUẦN 4 (25/09 - 01/10)

7. BÀI HỌC TUẦN 5 (02/10 - 08/10)

8. BÀI HỌC TUẦN 6 (09/10 - 15/10)

9. BÀI HỌC TUẦN 7 (16/10 - 22/10)

10. BÀI HỌC TUẦN 8 (23/09 - 29/10)

11. BÀI HỌC TUẦN 9 (30/10 - 05/11)

12. BÀI HỌC TUẦN 10 (06/11 - 12/11)

13. BÀI HỌC TUẦN 11 (13/11 - 19/11)

14. BÀI HỌC TUẦN 12 (20/11 - 26/11)

15. BÀI HỌC TUẦN 13 (27/11 - 03/12)

16. BÀI HỌC TUẦN 14 (04/12 - 10/12)

17. BÀI HỌC TUẦN 15 (11/12 - 17/12)

18. BÀI HỌC TUẦN 16 (18/12 - 24/12)

19. BÀI HỌC TUẦN 17 (25/12 - 31/12)

20. BÀI HỌC TUẦN 18 (01/01 - 07/01)

21. BÀI HỌC TUẦN 19 (08/01 - 14/01)

22. BÀI HỌC TUẦN 20 (15/01 - 21/01)

23. BÀI HỌC TUẦN 21 (22/01 - 28/01)

24. BÀI HỌC TUẦN 22 (29/01 - 04/02)

25. BÀI HỌC TUẦN 23 (05/02 - 11/02)

26. BÀI HỌC TUẦN 24 (12/02 - 18/02)

27. BÀI HỌC TUẦN 25 (19/02 - 25/02)

28. BÀI HỌC TUẦN 26 (26/02 - 04/03)

29. BÀI HỌC TUẦN 27 (05/03 - 11/03)

30. BÀI HỌC TUẦN 28 (12/03 - 18/03)

31. BÀI HỌC TUẦN 29 (19/03 - 25/03)

32. BÀI HỌC TUẦN 30 (26/03 - 01/04)

33. BÀI HỌC TUẦN 31 (02/04 - 08/04)

34. BÀI HỌC TUẦN 32 (09/04 - 15/04)

35. BÀI HỌC TUẦN 33 (16/04 - 22/04)

36. BÀI HỌC TUẦN 34 (23/04 - 29/04)