Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng, độ dài, diện tích

Vui lòng đăng nhập để xem bài học!

Nội dung giảng dạy về đo đại lượng ở tiểu học, học sinh đã được làm quen từ lớp 1 và hoàn chỉnh ở lớp 5. Các bài tập về chuyển đổi đơn vị đo đại lượng mang tính khái quát cao, nó có tác dụng rèn luyện tư duy tốt. Video Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng, độ dài, diện tích nằm trong chuỗi bài tập về chuyển đổi đơn vị đo lường trong chương trình sách giáo khoa Toán lớp 5. Video này giúp học sinh từng bước xác định được phương pháp thực hiện chuyển đổi đơn vị đo khối lượng, độ dài, diện tích. Từ đó giúp học sinh có thể giải quyết được các bài toán liên quan.

Lý thuyết bài học

1)Đơn vị đo khối lượng : Là một đơn vị đo dùng để cân 1 sự vật cụ thể. Chúng ta thường dùng cân để đo khối lượng của một đồ vật. Nhưng có những vật đo khối lượng không thể dùng cân được. 

Ví dụ:

Cân nặng của bạn A là 30kg thì 30 là khối lượng, kg là đơn vị để đo.

Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki-lô-gram, người ta thường dùng những đơn vị: tấn, tạ, yến.

Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn gam, người ta thường dùng các đơn vị: đề-ca-gam, héc-tô-gam.

Ta có bảng đơn vị đo:

Lớn hơn ki-lo-gam

Ki-lô-gam

Nhỏ hơn ki- lô-gam

Tấn

Tạ

Yến

kg

hg

dag

g

1 tấn

= 10 tạ

=100 yến

= 1000kg

1 tạ

= 10 yến

= 100kg

1 yến

= 10kg

1kg

= 10hg

= 100dag

= 1000g

1hg

= 10 dag

= 100g

1 dag

= 10 g

1g

 

Những lưu ý khi học bảng đơn vị đo khối lượng

Bài toán Đổi đơn vị đo khối lượng là cần có kỹ năng đổi đơn vị đo  cực kỳ quan trọngTuy nhiên, chính lại là phần rất dễ mắc sai của học sinh do viết sai đơn vị hoặc đổi nhầm giữa các đại lượng đo với nhau.

  • Mỗi đơn vị gấp 10 lần đơn vị liền sau

Ví dụ:

1 yến = 10kg

  • Mỗi đơn vị bằng 1/10 đơn vị liền trước

Ví dụ:

1g = 1/10 dag

Đơn vị đo độ dài:

2)Đơn vị đo độ dài là đại lượng dùng để đo  khoảng cách giữa hai điểm, để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi độ dài khác.

Ví dụ:

  • Một chiếc thước kẻ dài 20 cm thì 20 là độ dài, cm là đơn vị dùng để đo
  • Quãng đường từ điểm A đến điểm B là 1 km, thì 1 là độ dài còn km là đơn vị đo độ dài

Bảng đơn vị đo độ dài:

Lớn hơn mét

mét

Nhỏ hơn mét

km

hm

dam

m

dm

cm

mm

1km

= 10hm

=1000m

1hm

= 10dam

= 100m

1dam

= 10m

1m

= 10dm

=100cm

= 1000mm

1 dm

= 10 cm

= 10mm

1cm

= 10mm

1mm

Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề thì chúng ta nhân số đó với 10

Ví dụ: 1 km = 10 hm = 100 dam.

Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, chúng ta chia số đó cho 10

Ví dụ: 20 cm = 2 dm.

Mỗi đơn vị đo độ dài liền kề nhau thì sẽ gấp hoặc kém nhau 10 lần.

Ví dụ 1:

Khi đổi từ 1 km sang m, chúng ta thấy phải nhân số đó với 3 lần số 10 (10 x 10 x 10 = 1000 ). Vậy ta suy ra 1 km = 1 x 1000 = 1000 m.

Ví dụ 2:

Khi đổi từ 200 cm sang m, chúng ta thấy phải chia 200 với 2 lần số 10 ( 10 x 10 = 100 ). Vậy ta suy ra kết quả là 200 cm = 200: 100 = 2 m.

3)Đơn vị đo diện tích:

Bảng đơn vị đo diện tích:

Lớn hơn mét vuông

Mét vuông

Nhỏ hơn mét vuông

km2

hm2

dam2

m2

dm2

cm2

mm2

1km2

=100 hm2

1 hm2

=100dam2

= $\frac{1}{100}k{{m}^{2}}$

1 dam2

= 100m2

= $\frac{1}{100}h{{m}^{2}}$

1m2

= 100 dm2

=$\frac{1}{100}da{{m}^{2}}$

1 dm2

= 100 cm2

= $\frac{1}{100}{{m}^{2}}$

1 cm2

= 100 mm2

= $\frac{1}{100}d{{m}^{2}}$

1mm2

= $\frac{1}{100}c{{m}^{2}}$

Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.

Mỗi đơn vị đo diện tích bằng 1/100 đơn vị lớn hơn tiếp liền.

Bên cạnh các đơn vị đo được thống kê trong bảng đơn vị đo diện tích, chúng ta còn sử dụng một đại lượng khá phổ biến khi xác định diện tích đất đai, đó là ha – hecta: 1ha = 1hm².

Ví dụ: 8 dam2 = 800m2

           5 cm2 = 0,05 dm2

Video Ôn tập về bảng đơn vị đo khối lượng, độ dài, diện tích có độ dài 19 phút. Thầy giáo Nguyễn Thành Long sẽ giúp học sinh hệ thống lại các bảng đơn vị đo, hướng dẫn cách chuyển đổi các đơn vị đo và các bài tập liên quan.

Phần 1: Nhắc lại kiến thức về bảng đơn vị đo độ dài, đo khối lượng và đo diện tích

-Dãy đơn vị đo độ dài:

dm; hm; dam; m; dm; cm; mm

Nhận xét: Hai đơn vị liền nhau, hơn kém nhau 10 lần.

Ví dụ: 1km = 100 dam

2 km = 200000 cm

3hm = 3000 dm

  • Dãy đơn vị đo khối lượng:

Tấn; tạ; yến; kg; dag; g.

Nhận xét: Hai đơn vị liền nhau, hơn kém nhau 10 lần.

Ví dụ: 1 tấn = 10000hg

            3 tạ = 300000g

            1g = $\frac{1}{10000}$ yến

  • Dãy đơn vị đo diện tích:

km2; hm2; dam2; m2; dam2; cm2; mm2.

Nhận xét: Hai đơn vị liền kề nhau hơn kém nhau 100 lần

Ví dụ: 1km2 = 1000000m2

1hm2= 1000000dm2

1mm2= $\frac{1}{100000000}$ dam2

Phần 2: Bài tập luyện tập

Ví dụ 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống:

3kg=…g

12km=…m

3m=…km

2 tấn 4 tạ = …kg

2km2= …m2

Bài giải:

3kg = 3000g

12km = 12000m

3m =$\frac{3}{1000}$ km

2 tấn 4 tạ = 2 tấn + 4 tạ = 2000kg + 400kg = 2400kg

2km2 = 2000000m2

Ví dụ 2: Ngươi ta thu ba thửa ruộng được 2 tấn lúa. Thửa ruộng A thu được 1000 kg, thửa ruộng b thu được 3/5 thửa ruộng A. Hỏi thửa ruộng C thu được bao nhiêu kg lúa?

Tóm tắt:

A+ B+ C = 2000kg

A: 1000kg

B: $\frac{3}{5}\times$ A

C:?

Bài giải:

Số kg thóc thửa ruộng B thu được là:  $\frac{3}{5}\times 1000=60(kg)$

Số kg thóc thửa ruộng C thu được là: 2000 – (1000- 600) = 400(kg)

Đáp số: 400kg

Ví dụ 3: Để lát một căn phòng, người ta đã dùng vừa hết 200 mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều dài 80cm, chiều rộng 20cm. Hỏi căn phòng đó diện tích là bao nhiêu m2?

Tóm tắt:

Chiều dài: 80 cm

Chiều rộng: 20 cm

200 mảnh gỗ

Diện tích căn phòng?

Bài giải:

Diện tích 1 viên gạch là:

80 x 20 = 1600 (cm2)

Diện tích căn phòng là:

1600 x 200 = 320000 (cm2)

Đổi 320000 cm2= 320000 x $\frac{1}{10000}{{m}^{2}}=32{{m}^{2}}$

Đáp số: 32 m2

Trên đây là toàn bộ lý thuyết và các bài tập liên quan đến đơn vị đo khối lượng, độ dài, diện tích. Học sinh và phụ huynh có thể tham khảo thêm các khóa học khác tại trung tâm:

 

 Khóa học toán cơ bản và mở rộng lớp 5

Ôn và luyện toán lớp 5 học kì I

Tư duy và bồi dưỡng HSG lớp 5

Các dạng toán trọng tâm nâng cao violympic lớp 5

Luyện thi violympic cấp quốc gia lớp 5

Trạng nguyên nhí chương trình bổ trợ học sinh Tiểu học

Hệ thống giáo dục trực tuyến Vinastudy.vn chúc em học tốt

    -------------------------------

Hỗ trợ học tập:

_Kênh Youtube:http://bit.ly/vinastudyvn_tieuhoc

_Facebook fanpage:https://www.facebook.com/767562413360963/

_Hội học sinh Vinastudy Online:https://www.facebook.com/groups/online.vinastudy.vn/

 

 

 

 

 

 

Đề cương khoá học

1. Bài giảng học thử học kì I

2. Bài giảng học thử học kì II

3. BÀI HỌC TUẦN 1 (04/09 - 10/09)

4. BÀI HỌC TUẦN 2 (11/09 - 17/09)

5. BÀI HỌC TUẦN 3 (18/09 - 24/09)

6. BÀI HỌC TUẦN 4 (25/09 - 01/10)

7. BÀI HỌC TUẦN 5 (02/10 - 08/10)

8. BÀI HỌC TUẦN 6 (09/10 - 15/10)

9. BÀI HỌC TUẦN 7 (16/10 - 22/10)

10. BÀI HỌC TUẦN 8 (23/09 - 29/10)

11. BÀI HỌC TUẦN 9 (30/10 - 05/11)

12. BÀI HỌC TUẦN 10 (06/11 - 12/11)

13. BÀI HỌC TUẦN 11 (13/11 - 19/11)

14. BÀI HỌC TUẦN 12 (20/11 - 26/11)

15. BÀI HỌC TUẦN 13 (27/11 - 03/12)

16. BÀI HỌC TUẦN 14 (04/12 - 10/12)

17. BÀI HỌC TUẦN 15 (11/12 - 17/12)

18. BÀI HỌC TUẦN 16 (18/12 - 24/12)

19. BÀI HỌC TUẦN 17 (25/12 - 31/12)

20. BÀI HỌC TUẦN 18 (01/01 - 07/01)

21. BÀI HỌC TUẦN 19 (08/01 - 14/01)

22. BÀI HỌC TUẦN 20 (15/01 - 21/01)

23. BÀI HỌC TUẦN 21 (22/01 - 28/01)

24. BÀI HỌC TUẦN 22 (29/01 - 04/02)

25. BÀI HỌC TUẦN 23 (05/02 - 11/02)

26. BÀI HỌC TUẦN 24 (12/02 - 18/02)

27. BÀI HỌC TUẦN 25 (19/02 - 25/02)

28. BÀI HỌC TUẦN 26 (26/02 - 04/03)

29. BÀI HỌC TUẦN 27 (05/03 - 11/03)

30. BÀI HỌC TUẦN 28 (12/03 - 18/03)

31. BÀI HỌC TUẦN 29 (19/03 - 25/03)

32. BÀI HỌC TUẦN 30 (26/03 - 01/04)

33. BÀI HỌC TUẦN 31 (02/04 - 08/04)

34. BÀI HỌC TUẦN 32 (09/04 - 15/04)

35. BÀI HỌC TUẦN 33 (16/04 - 22/04)

36. BÀI HỌC TUẦN 34 (23/04 - 29/04)