Đơn vị đo lường

Vui lòng đăng nhập để xem bài học!

Ở chương trình Toán lớp 2 và toán lớp 3, học sinh đã được làm quen với một số đơn vị đo khối lượng (kg, g). lên chương trình toán lớp 4, học sinh được học tiếp các đơn vị: tấn, tạ, yến, hg, dag, và bảng đơn vị đo khối lượng. Video Đơn vị đo lường nằm trong chuỗi bài tập về đổi các đơn vị đo trong chương trình Toán cơ bản 4. Video này giúp học sinh từng bước xác định phương pháp để giải các bài tập liên quan một cách dễ dàng.

Lý thuyết cần nhớ

-Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki – lô – gam, người ta còn dùng những đơn vị: yến, tạ, tấn

1 yến = 10 kg

1 tạ = 10 yến

1 tạ = 100 kg

1 tấn = 10 tạ

1 tấn = 1000 kg

-Để đo khối lượng các vật hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn gam, người ta còn dùng những đơn vị: đề- ca- gam, hec – tô – gam.

Bảng đơn vị đo khối lượng

Ta có bảng đơn vị đo:

Lớn hơn ki-lo-gam

Ki-lô-gam

Nhỏ hơn ki- lô-gam

Tấn

Tạ

Yến

kg

hg

dag

g

1 tấn

= 10 tạ

=100 yến

= 1000kg

1 tạ

= 10 yến

= 100kg

1 yến

= 10kg

1kg

= 10hg

= 100dag

= 1000g

1hg

= 10 dag

= 100g

1 dag

= 10 g

1g

Nhận xét: Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé, liền nó.

  1. Một số dạng bài tập

Dạng 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng

Phương pháp: Sử dụng bảng đơn vị đo khối lượng và nhận xét rằng với hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.

Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ trống

  1. 145 dag= g
  2. 43 tấn 76 yến = kg
  3. 56 kg72 hg = g
  4. 68000kg = tạ

Bài giải:

Dựa vào bảng đơn vị đo khối lượng ta có:

  1. 145dag = 145 x 10 = 1450g

Vậy 145dag = 1450g

  1. 43 tấn = 43 x 1000 = 43000 kg

76 yến = 76 x 10 = 760 kg

43 tấn 76 yến = 43000 kg + 760kg = 43760 kg

  1. 56kg = 56 x 1000 = 56000g

72hg = 72 x 100 = 7200g

56kg 72hg = 56000g + 7200g = 63200g

  1. 68000 kg = 68000 : 100 = 680 tạ

Dạng 2: Các phép tính với đơn vị đo khối lượng

Phương pháp:

- Khi thực hiện các phép tính cộng hoặc trừ các khối lượng có kèm theo các đơn vị đo giống nhau, ta thực hiện tương tự các phép tính với số tự nhiên, sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả.

- Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi chúng về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện tính bình thường.

- Khi nhân hoặc chia một đơn vị đo khối lượng với một số, ta nhân hoặc chia số đó với một số như thông thường, sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả.

Ví dụ: Tính

  1. 57 kg + 56g
  2. 275 tấn – 849 tạ
  3. 73 kg x 8
  4. 9357g : 3

Bài giải:

  1. 57kg = 57 x 1000 = 57000g

57kg + 56g = 57000g + 56g = 57056 g

  1. 275 tấn = 275 x 10 = 2750 tạ

275 tấn – 849 tạ = 2750 – 849 = 1901 tạ

  1. 73kg x 8 = 584 kg
  2. 9357g : 3 = 3119g

Dạng 3: So sánh đơn vị đo khối lượng

Phương pháp:

- Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau, ta so sánh tương tự như so sánh hai số tự nhiên.

- Khi so sánh các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng đơn vị đo sau đó thực hiện so sánh bình thường.

Ví dụ: So sánh

  1. 4300g … 43hg
  2. 4357 kg … 5000g
  3. 4 tấn 3 tạ 7 yến … 4370 kg
  4. 512 kg 700dag … 3 tạ 75 kg

Bài giải:

  1. 4300g … 43hg

Đổi 4300g = 4300: 100 = 43hg

Vậy 4300g = 43 hg

  1. 4357 kg … 5000g

Đổi 5000g = 5000: 1000 = 5 kg

Vậy 4357 kg > 5 kg

  1. 4 tấn 3 tạ 7 yến … 4370 kg

Đổi 4 tấn 3 tạ 7 yến = 4 x 1000 + 3 x 100 + 7 x 10 = 4370 kg

Vậy 4 tấn 3 tạ 7 yến = 4370 kg

  1. 512 kg 700dag … 3 tạ 75 kg

       512 kg 700 dag = 512 kg + 7 kg = 519kg

       3 tạ 75 kg = 300 kg + 75 kg = 375 kg

      Vậy 512 kg 700 dag > 3 tạ 75 kg

Dạng 4: Toán có lời văn

Phương pháp:

Bước 1: Đọc đề xác định rõ yêu cầu đề bài

Bước 2: Thực hiện phép tính theo yêu ( cùng đơn vị đo)

Bước 3: Kiểm tra và kết luận

Ví dụ: Trong đợt kiểm tra sức khỏe. An cân nặng là 32kg, Đức nặng 340hg, Hải nặng 41000g. Hỏi cả ba bạn nặng bao nhiêu ki- lô- gam?

Bài giải:

Đổi 340hg = 34hg

   41000g = 41kg

Cả 3 bạn nặng số ki- lô- gam là

32 + 34 + 41 = 107( kg)

   Đáp số: 107 kg

Nội dung video

Video có độ dài 23 phút, thầy Nguyễn Thành Long sẽ giới thiệu cho học sinh bảng đơn vị đo khối lượng cùng với cách đổi đơn vị đo, hướng dẫn giải các bài toán liên quan tới đơn vị đo để học sinh có thể nắm chăc phần kiến thức này.

Phần 1: Kiến thức cần nhớ

1.Kilogam ( kg)

+ Đơn vị đo khối lượng thường dùng là: kg

+ Lớn hơn kilogam

Tấn > tạ > yến > kilogam

+ Bé hơn kilogam.

Kilogam > hectogam > đề ca gam > gam.

+ 7 đơn vị đo khối lượng

2.Kí hiệu

Kilogam – kg

Hectogam – hg

Đề ca gam – dag

Gam – g

3.Quan hệ giữa các đơn vị

     Tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g

     Bước 1: Liệt kê các đơn vị

     Bước 2: Đếm số khoảng cách

     Bước 3: Đổi

Phần 2: Bài tập luyện tập

Bài 1:

a)

1 tạ = 100 kg                                                               4 tạ = 40 yến

10 yến = 1 tạ                                                               2 tạ = 200 kg

1 tạ = 100 kg                                                               9 tạ = 900 kg

100 kg = 1 tạ                                                               4 tạ 60 kg = 460 kg

  1. b)

1 tấn = 10 tạ                                                              3 tấn = 30 tạ

10 tạ = 1 tấn                                                              8 tấn = 80 tạ

1 tấn = 1000 kg                                                         5 tấn = 5000 kg  

1000 kg = 1 tấn                                                         2 tấn 85 kg = 2085 kg

Bài 2: Tính

  1. 18 yến + 26 yến
  2. 135 tạ x 4
  3. 648 tạ - 75 tạ
  4. 512 tấn : 8

Bài giải:

  1. 18 yến + 26 yến = ( 18 + 26 ) yến

                              = 44 yến

  1. 135 tạ x 4 = 540 tạ = 54 tấn
  2. 648 tạ - 75 tạ = 573 tạ
  3. 512 tấn : 8 = 64 tấn

Bài 3:  Một xe ô tô chuyển trước chở được 3 tấn muối, chuyến sau chở được nhiều hơn chuyến trước 3 tạ. Hỏi cả hai chuyến xe đó chở được bao nhiêu tạ muối?

Bài giải:

Đổi 3 tấn = 30 tạ

Số tạ muối chở được trong chuyến sau là:

30 + 3 = 33 (tạ)

Cả hai chuyến xe chở được số tạ muối là:

30 + 33 = 63 (tạ)

Đáp số: 63 tạ  

Bài 4: Có 4 gói bánh, một gói cân nặng 150g và 2 gói kẹo, mỗi gói cân nặng 200g. Hỏi có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam bánh và kẹo?

Bài làm:

Khối lượng 4 gói bánh là

150 x 4 = 600 (g)

Khối lượng 2 gói kẹo

200 x 2 = 400 (g)

Tất cả bánh và kẹo nặng

600 + 400 = 1000 (g) = 1 kg

Đáp số: 1 kg

Ngoài ra, VinaStudy còn có các khóa học giúp các con học sinh lớp 4 mở rộng, nâng cao kiến thức Toán của mình như:

Khóa học cơ bản, bám sát sách giáo khoa

Khóa nâng cao  

Khóa bồi dưỡng học sinh giỏi

Khóa ôn luyện Violympic

Khóa ôn và luyện toán 4 – thi giữa kì và cuối kì I  

Hệ thống Vinastudy chúc các con học tập thật tốt !

Anh chị phụ huynh tham khảo thêm các khóa học khác của lớp 4:

Các khóa học tiếng anh

Các khóa học Toán tiếng anh

Các khóa học Tiếng việt

 

Đề cương khoá học

1. Bài giảng học thử học kì I

2. Bài giảng học thử học kì II

3. BÀI HỌC TUẦN 1 (04/09 - 10/09)

4. BÀI HỌC TUẦN 2 (11/09 - 17/09)

5. BÀI HỌC TUẦN 3 (18/09 - 24/09)

6. BÀI HỌC TUẦN 4 (25/09 - 01/10)

7. BÀI HỌC TUẦN 5 (02/10 - 08/10)

8. BÀI HỌC TUẦN 6 (09/10 - 15/10)

9. BÀI HỌC TUẦN 7 (16/10 - 22/10)

10. BÀI HỌC TUẦN 8 (23/09 - 29/10)

11. BÀI HỌC TUẦN 9 (30/10 - 05/11)

12. BÀI HỌC TUẦN 10 (06/11 - 12/11)

13. BÀI HỌC TUẦN 11 (13/11 - 19/11)

14. BÀI HỌC TUẦN 12 (20/11 - 26/11)

15. BÀI HỌC TUẦN 13 (27/11 - 03/12)

16. BÀI HỌC TUẦN 14 (04/12 - 10/12)

17. BÀI HỌC TUẦN 15 (11/12 - 17/12)

18. BÀI HỌC TUẦN 16 (18/12 - 24/12)

19. BÀI HỌC TUẦN 17 (25/12 - 31/12)

20. BÀI HỌC TUẦN 18 (01/01 - 07/01)

21. Phần 3: Các kiến thức cần thiết ở học kì II lớp 4

22. Phần 4: Bài tập theo tuần của học kì II lớp 4