Bài 10: Phép chia hết và chia có dư
Vui lòng đăng nhập để xem bài học!
Video bài giảng Bài 10: Phép chia hết và phép chia có dư nằm trong khóa học Toán nâng cao lớp 3, được hệ thống giáo dục Vinastudy giới thiệu tới quí phụ huynh và các em học sinh nhằm mục đích hỗ trợ các em học tập tốt hơn các bài toán về phép chia hết và phép chia có dư.
Lý thuyết
- Phép chia hết là phép chia có số dư bằng 0 .
- Phép chia có dư là phép chia có số dư khác 0.
- Số dư bé hơn số chia.
- Số dư nhỏ nhất là 1, số dư lớn nhất là số kém số chia một đơn vị.
Các dạng toán
Dạng 1: Đặt tính rồi tính
Ví dụ: Đặt tính rồi tính
- 24 : 6
- 32 : 5
- 20 : 4
- 34 : 6
Bài làm
Dạng 2: Tìm x
Ví dụ 1: Tìm x
- x : 4 = 9
- 28: x = 7
Bài giải:
- x: 4 = 9 b) 28 : x = 7
x = 9 x 4 x = 28 : 7
x = 36 x = 4
Ví dụ 2: Tìm x
- x : 3 = 13 ( dư 1 )
- 230 : x = 38 (dư 2)
Bài giải
- x : 3 = 13 ( dư 1) b) 230 : x = 38 ( dư 2)
x = (13 x 3) + 1 x = (230 -2) : 38
x = 39 + 1 x = 228 : 38
x = 40 x = 6
Dạng 3: Giải toán có lời văn
Ví dụ 1: Cô giáo thưởng đều 78 quyển vở cho 6 bạn đạt học sinh giỏi. Hỏi mỗi bạn nhận được bao nhiêu quyển vở?
Bài giải:
Mỗi bạn nhận được số quyển vở là:
78 : 6 = 13 ( quyển vở)
Đáp số: 13 quyển vở
Ví dụ 2: Một đoàn có 30 người đi du lịch, nếu mỗi xe chỉ chở được 4 người thì đoàn đó cần bao nhiêu xe như vậy?
Bài giải:
Ta có 30 : 4 = 7 ( dư 2)
Vậy để chở được 30 người thì cần số xe là:
7 + 1 = 8 ( xe )
Đáp số: 8 xe
Ví dụ 3: Một người đi bộ 1 phút được đoạn đường 5 m. Hỏi đoạn đường 152m thì đi bộ mất bao nhiêu phút và đoạn đường còn lại chưa đi là bao nhiêu m?
Bài giải:
Ta có 152: 3 = 30 dư 2
Vậy người đó đã đi hết 30 phút và còn lại 2m đường chưa đi được.
Nội dung video
Với thời lượng 16: 08, thầy Nguyễn Thành Long sẽ giúp đưa tới cho học sinh các bài tập và lời giải cụ thể của các bài toán đặc trưng, góp phần giúp các em năm vững dạng toán Phép chia hết và chia có dư. Các bài toán trong dạng toán này sẽ giúp các em học sinh lớp 3 biết cách thực hiện phép chia, áp dụng để giải được các bài tập liên quan một cách dễ dàng.
Phần 1: Kiến thức cần nhớ
- Phép chia hết
VD: Có 3 bạn An, Hùng, Linh. Thầy có 12 cái kẹo, thầy chia đều cho 3 bạn.
Ta được 12 : 3 = 4 là phép chia hết.
- Phép chia có dư
Ví dụ: Có 13 kẹo, chia đều cho 3 bạn.
Ta có 13 : 3 = 4 ( dư 1) là phép chia có dư.
Trong đó: 13 là số bị chia
3 là số chia
4 là thương
1 là số dư.
Phần 2: Các ví dụ
Ví dụ 1: Tìm số dư trong phép chia
a.43:5
b.25: 3
Bài giải:
43 : 5 = 8 ( dư 3)
Số dư là 3
b.
25 : 3 = 8 dư 1
Số dư là 1
Ví dụ 2: Tìm x
- x : 2 = 9 ( dư 1)
- x : 5 = 7 ( dư 4)
Bài giải:
- x : 2 = 9 ( dư 1)
x = 9 x 2 + 1
x = 18+ 1
x = 19
- x : 5 = 7 ( dư 4 )
x = 7 x 5 + 4
x = 35 + 4
x = 39
Ví dụ 3: Lớp 3 A có 42 học sinh, trong đó có: $\frac{1}{6}$ số học sinh là học sinh giỏi văn, $\frac{1}{3}$số học sinh là học sinh giỏi toán.
- Lớp 3A có bao nhiêu học sinh giỏi văn?
- Lớp 3A có bao nhiêu học sinh giỏi toán?
Bài giải:
- Lớp 3A có số học sinh giỏi văn là:
42 : 6 = 7 ( học sinh)
- Lớp 3A có số học sinh giỏi toán là:
42 : 3 = 14 ( học sinh)
Đáp số: a) 7 học sinh
b)14 học sinh
Ví dụ 4: Tìm một số, biết rằng số đó chia cho 6 được thương là 9 và số dư là số lớn nhất có thể?
Bài giải:
Số dư lớn nhất = số chia – 1
Số dư trong phép chia là :
6 – 1 = 5
Số cần tìm là: 6 x 9 + 5 = 59
Đáp số: 59
Ngoài ra, VinaStudy còn có các khóa học giúp các con học sinh lớp 3 mở rộng, nâng cao kiến thức Toán của mình như:
Khóa học cơ bản, bám sát sách giáo khoa
Khóa ôn va luyện toán 3 học kì I
Hệ thống Vinastudy chúc các con học tập thật tốt !
Anh chị phụ huynh tham khảo thêm các khóa học khác của lớp 3:
Đề cương khoá học
1. Bài giảng học thử học kì I
2. Bài giảng học thử học kì II
3. Cấp độ 1: Các kĩ thuật và kiến thức cần thiết trong chương trình toán lớp 3
4. Cấp độ 2: Các dạng bài tập trọng tâm nâng cao trong chương trình lớp 3