Câu hỏi của Vinastudy - Hệ Thống Giáo Dục Trực Tuyến - Toán lớp Luyện thi THPQG | Học trực tuyến

0

Cho khối cầu (S) tâm O, bán kính R ngoại tiếp khối lập phương (P) và nội tiếp khối trụ (T). Gọi ${{V}_{\left( P \right)}},{{V}_{\left( T \right)}}$lần lượt là thể tích của khối lập phương (P) và khối trụ (T). Giá trị gần đúng của tỉ số $\frac{{{V}_{\left( P \right)}}}{{{V}_{\left( T \right)}}}$là:

1 Trả Lời

Lưu ý khi trả lời:

- Cần có tài khoản trước khi gửi bình luận.

- Trả lời giúp bạn cũng là giúp mình.

- Trả lời theo nội dung câu hỏi không bình luận lan man lạc chủ đề.

- Gửi câu trả lời phải rõ ràng, viết tiếng Việt có dấu.

- Trả lời có đính kèm liên kết tới website khác sẽ bị ban vĩnh viễn.

- Vi phạm chính sách sẽ dẫn tới việc bị dừng tất cả dịch vụ sử dụng tại website.

  • 0

    Ta có đường chéo của hình lập phương chính là đường kính của khối cầu. Mặt khác ta lại có công thức: Bình phương độ dài đường chéo của hình lập phương bằng ba lần bình phương của độ dài cạnh hình lập phương. Do đó ${{\left( 2R \right)}^{2}}=3{{a}^{2}}\Rightarrow a=\frac{2R\sqrt{3}}{3}$, suy ra


    ${{V}_{\left( P \right)}}={{\left( \frac{2\sqrt{3}}{3}R \right)}^{3}}=\frac{8\sqrt{3}}{9}{{R}^{3}}$.


    Vì khối cầu có bán kính R nên ta dễ dàng tính được bán kính và chiều cao của khối trụ ngoại tiếp ngoài khối cầu lần lượt là R2R, suy ra ${{V}_{\left( T \right)}}=\pi {{R}^{2}}.2R=2\pi {{R}^{3}}$.


    Do đó $\frac{{{V}_{\left( P \right)}}}{{{V}_{\left( T \right)}}}=\frac{\frac{8\sqrt{3}}{9}{{R}^{3}}}{2\pi {{R}^{3}}}=\frac{4\sqrt{3}}{9\pi }\approx 0,245$.


    Ta chọn phương án C.