Câu hỏi của Vinastudy - Hệ Thống Giáo Dục Trực Tuyến - Toán lớp Luyện thi THPQG | Học trực tuyến

0

Cho các mệnh đề sau :

(1) Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số $y=\frac{2x-3}{x+1}$ tại điểm có tung độ bằng 1 là $y=\frac{1}{5}x+\frac{1}{5}$

(2) Hàm số $y={{x}^{3}}-6{{x}^{2}}+9x-2$ đồng biến trên khoảng $(-\infty ;1);(3;+\infty )$, nghịch biến trên khoảng  (1;3).

Đồ thị hàm số có điểm cực đại x =1, đồ thị hàm số có điểm cực tiểu xct =3

(3) Đường cong $y=\frac{\sqrt{{{x}^{2}}+1}}{x}$ có 2 tiệm cận

(4) Hàm số $y=\frac{2x+1}{x-1}$ có bảng biến thiên như hình

47581

(5) Giá trị lớn của hàm số $f(x)=x+\sqrt{4-{{x}^{2}}}$ trên đoạn $\text{ }\!\![\!\!\text{ }-2;\frac{1}{2}\text{ }\!\!]\!\!\text{ }$ là $2\sqrt{2}$

Có bao nhiêu mệnh đề đúng :

1 Trả Lời

Lưu ý khi trả lời:

- Cần có tài khoản trước khi gửi bình luận.

- Trả lời giúp bạn cũng là giúp mình.

- Trả lời theo nội dung câu hỏi không bình luận lan man lạc chủ đề.

- Gửi câu trả lời phải rõ ràng, viết tiếng Việt có dấu.

- Trả lời có đính kèm liên kết tới website khác sẽ bị ban vĩnh viễn.

- Vi phạm chính sách sẽ dẫn tới việc bị dừng tất cả dịch vụ sử dụng tại website.

  • 0

    Chọn: Đáp án A


    Có 2 mệnh đề đúng 


    (1)Đúng vì với $y=1=>2x-3=x+1=>x=4;y'(4)=\frac{1}{5}$


    Phương trình tiếp tuyến tại điểm A(4;1) là : $y=\frac{1}{5}(x-4)+1=\frac{1}{5}x+\frac{1}{5}$


    (2)Sai vì hàm số $y={{x}^{3}}-6{{x}^{2}}+9x-2$


    Đồ thị hàm số có điểm cực đại x=1, đồ thị hàm số có điểm cực tiểu xct =3 là phát biểu không chuẩn , điểm cực đại , cực tiểu phải có ký hiệu như sau : điểm cực đại A(1,2) và điểm cực tiểu B(3,-2)


    (3)Sai vì đường cong $y=\frac{\sqrt{{{x}^{2}}+1}}{x}$ có 2 tiệm cận ngang là y=1 và y=-1 và một tiệm cận đứng x=0 do $\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{\sqrt{{{x}^{2}}+1}}{x}=1;\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{\sqrt{{{x}^{2}}+1}}{x}=-1$


    (4)Đúng


    (5)Sai vì gía trị lớn của hàm số $f(x)=x+\sqrt{4-{{x}^{2}}}$ trên đoạn $\text{ }\!\![\!\!\text{ }-2;\frac{1}{2}\text{ }\!\!]\!\!\text{ }$ là $\frac{1+\sqrt{15}}{2}$


    + Ta có:


    $\begin{align}  & f'(x)=1-\frac{x}{\sqrt{4-{{x}^{2}}}} \\  & f'(x)=0<=>x=\sqrt{2}\notin \text{ }\!\![\!\!\text{ }-2;\frac{1}{2}\text{ }\!\!]\!\!\text{ } \\ \end{align}$


    $\begin{align}  & f(-2)=-2;f(\frac{1}{2})=\frac{1+\sqrt{15}}{2} \\  & \underset{\text{ }\!\![\!\!\text{ -2;}\frac{1}{2}\text{ }\!\!]\!\!\text{ }}{\mathop{\text{max}}}\,f(x)=\frac{1+\sqrt{15}}{2};\underset{\text{ }\!\![\!\!\text{ -2;}\frac{1}{2}\text{ }\!\!]\!\!\text{ }}{\mathop{\text{min}}}\,f(x)=-2 \\ \end{align}$


    Phân tích sai lầm  : Với ý (2) thầy đã phân tích ở trên


    Với ý (3) các em thường hay quên khi tính giới hạn , thường bỏ sót khi x tiến đến âm vô cực , do thói quen tính giới hạn khi x tiến đế vô cực , không phân biệt âm hay dương vô cực nên sót một đường tiệm cận . 


    Với  ý (5) khi tìm ra x để y’ = 0, các em cần phải xem xét giá trị x đó có thuộc khoảng đầu bài cho hay không nhé .