Câu hỏi của Vinastudy - Hệ Thống Giáo Dục Trực Tuyến - Toán lớp Luyện thi THPQG | Học trực tuyến

0

Một học sinh khảo sát sự biến thiên $y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-\frac{1}{2}{{x}^{2}}-2x+2$ như sau:

I. Tập xác định: $D=R$

II. Sự biến thiên: $y'={{x}^{2}}-x-2;y'=0\Leftrightarrow \left[ \begin{matrix} x=-1 \\ x=2  \\ \end{matrix} \right.$

$\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,y=-\infty ;\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,y=+\infty $

III. Bảng biến thiên:

45773

 IV. Vậy hàm số đồng biến trên $\left( -\infty ;-1 \right)\cup \left( 2;+\infty \right)$ , nghịch biến trên khoảng $\left( -1;2 \right)$

Lời giải trên sai từ bước nào?

1 Trả Lời

Lưu ý khi trả lời:

- Cần có tài khoản trước khi gửi bình luận.

- Trả lời giúp bạn cũng là giúp mình.

- Trả lời theo nội dung câu hỏi không bình luận lan man lạc chủ đề.

- Gửi câu trả lời phải rõ ràng, viết tiếng Việt có dấu.

- Trả lời có đính kèm liên kết tới website khác sẽ bị ban vĩnh viễn.

- Vi phạm chính sách sẽ dẫn tới việc bị dừng tất cả dịch vụ sử dụng tại website.

  • 0

    Phân tích: Đây là bài toán tìm lỗi sai, ta cần đi soát từng bước một cách giải của người giải.


    giai đoạn I: Đây là giai đoạn đúng, vì rõ ràng tập xác định của hàm số bậc 3 (một biến) là tập $\mathbb{R}$ .


    giai đoạn II: Ta thấy $y'={{x}^{2}}-x-2$ , đúng và giải phương trình $y'=0$ đúng.


    giai đoạn III: Bảng biến thiên, thử các giá trị thấy đúng.


    Vậy chỉ còn giai đoạn IV, ta có thể khoanh luôn ý D.


    Tuy nhiên, ở đây tôi muốn giải thích rõ cho quý độc giả biết giai đoạn 4 sai ở đâu. Ta cũng nhớ lại câu 4 ở đề số 1 mà tôi đã đề cập như sau: “Ở sách giáo khoa hiện hành, không giới thiệu khái niệm hàm số (một biến) đồng biến, nghịch biến trên một tập số, mà chỉ giới thiệu khái niệm hàm số (một biến) đồng biến, nghịch biến trên một khoảng, một đoạn, nửa khoảng (nửa đoạn). “Vậy kết luận đồng biến nghịch biến ở giai đoạn IV này bị sai:


    Sửa lại như sau: “Vậy hàm số đồng biến trên $\left( -\infty ;-1 \right)$ và $\left( 2;+\infty  \right)$ , nghịch biến trên khoảng $\left( -1;2 \right)$