Dạng 2: Phép cộng, trừ các số trong phạm vi 10000
Vui lòng đăng nhập để xem bài học!
Phép cộng, phép trừ là hai phép tính mà ngay từ đầu chương trình lớp 1 học sinh đã được học. Đây là mảng kiến thức rất quan trọng trong chương trình Toán Tiểu học. Ở chương trình Toán cơ bản 3 học sinh được học phép cộng,phép trừ trong phạm vi 10000, thầy Nguyễn Thành Long – giáo viên Toán hàng đầu của Hệ thống giáo dục Vinastudy dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức đầy đủ và chính xác nhất giúp các con chinh phục dạng toán này.
Lý thuyết cơ bản
- Phép cộng trong phạm vi 10000
3526 + 2759 =?
- 6 + 9 = 15, viết 5 nhớ 1
- 5 + 5 = 10, thêm 1 bằng 11, viết 1 nhớ 1
- 2 cộng 7 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 0 nhớ 1
- 3 + 2 = 5, thêm 1 bằng 6, viết 6
Vậy 3536 + 2759 = 6015
- Phép trừ trong phạm vi 10000
8432 – 3615 =?
Thực hiện phép toán theo thứ tự từ phải sang trái.
- 2 không trừ được cho 5, lấy 12 trừ 5 bằng 7, viết 7 nhớ 1.
- 1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1
- 4 không trừ được 6, lấy 14 – 6 = 8, viết 8
- 3 thêm 1 bằng 4, 8 – 4 = 4, viết 4
Vậy 8432 – 3615 = 4817
Các dạng toán
Dạng 1: Tính hoặc đặt tính rồi tính.
-Đặt các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau
- Thực hiện phép tính từ phải sang trái.
Ví dụ : Đặt tính rồi tính
6385 + 2927 5341 + 1488
7284 – 3528 6473 – 5645
Bài giải:
Dạng 2: Toán đố
- Đọc và tìm hiểu đề bài: Đọc và ghi nhớ các dữ liệu đề bài đã cho, yêu cầu của bài toán.
- Phân tích đề: Dựa vào câu hỏi của đề bài, chú ý các từ khóa “tất cả” hay “còn lại”, suy luận và dùng các phép tính phù hợp để tìm ra đáp án.
- Trình bày lời giải và kiểm tra đáp án.
Ví dụ : Một trại nuôi ong sản xuất được 3560 lít mật ong và đã bán được 1800 lít mật ong. Hỏi trại nuôi ong đó còn lại bao nhiêu lít mật ong?
Bài giải:
Trại nuôi ong đó còn lại số lít mật ong là:
3560 – 1800 = 1760 (lít)
Đáp số: 1760 lít
Dạng 3: Tính nhẩm
- Các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục khi cộng thì chỉ cần nhẩm tính với các số ở hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và giữa nguyên hàng đơn vị
- Nhóm các số để tạo thành số tròn chục hoặc ưu tiên tính toán với các số tròn chục trước để dễ nhẩm tính mà không cần dùng nháp.
Ví dụ: Tính nhẩm
- 6000 – 3000
- 10000 – 2000
- 5000 – 2500
- 9000 – 7500
Bài giải:
- 6000 – 3000 = 3000
- 10000 – 2000 = 8000
- 5000 – 2500 = 2500
- 9000 – 7500 = 2500
Dạng 4: Tìm yếu tố còn thiếu
+ Tìm số hạng còn thiếu: Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
+ Tìm số bị trừ còn thiếu: Lấy hiệu cộng với số trừ
+ Tìm số trừ còn thiếu: Lấy số bị trừ trừ đi hiệu
Ví dụ : Tìm x
- 8520 – x = 5869
- 1903 + x = 3094
Bài giải:
- x – 2651 = 5869
x = 5869 + 2651
x = 8520
2. 1903 + x = 3094
x = 3094 – 1903
x = 1191
Nội dung Video
Ở video thầy Nguyễn Thành Long sẽ hướng dẫn các bước để học sinh có thể thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10000 một cách dễ dàng mà không bị nhầm lẫn.
Phần 1: Kiến thức cần nhớ
- Phân tích cấu tạo số
10000: là số tròn trăm, tròn chục
9876 = 9000 + 800 + 70 + 6
Ta có :
- Phép cộng, phép trừ
VD: 9000 – 7000 = 2000
3000 + 2000 = 5000
4321 + 3142 = ?
5978 – 1234 = ?
Đặt tính
Vậy 4321 + 3142 = 7463
Vậy 5978 – 1234 = 4744
Phần 2: Các bài tập
Bài 1: Đội một trồng được 3820, đội 2 trồng được 2330 cây. Hỏi cả hai đội trồng được bao nhiêu cây?
Tóm tắt:
Đội một: 3820 cây
Đội hai: 2330 cây
Cả hai đội trồng được ? cây
Bài giải:
Cả hai đội trồng được số cây là:
3820 + 2330 = 6150 ( cây)
Đáp số: 6150 cây.
Bài 2: Mỗi kho có 5830 kg muối, lần sau chuyển đi 1020 kg muối. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu ki-lô-gam muối?
Tóm tắt:
Kho :5830 kg
Lần 1: 2300 kg
Lần 2: 1020 kg
Còn lại: ?
Bài giải:
Số kg muối còn lại sau lần chuyển thứ nhất là:
5830 – 2300 = 3530( kg)
Số kg muối còn lại sau lần chuyển thứ hai
3530 – 1020 = 2510 ( kg)
Đáp số: 2510 kg
Ngoài ra, VinaStudy còn có các khóa học giúp các con học sinh lớp 3 mở rộng, nâng cao kiến thức Toán của mình như:
Khóa học cơ bản, bám sát sách giáo khoa
Khóa ôn va luyện toán 3 học kì I
Hệ thống Vinastudy chúc các con học tập thật tốt !
Anh chị phụ huynh tham khảo thêm các khóa học khác của lớp 3:
Đề cương khoá học
1. Bài giảng học thử học kì I
2. Bài giảng học thử học kì II
3. Phần 1: Các kiến thức cần thiết ở học kì I
4. Phần 2: Bài tập theo tuần học kì I
5. Phần 3: Các kiến thức cần thiết ở học kì II
6. Phần 4: Bài tập theo tuần của học kì II