Dạng 1: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng
Vui lòng đăng nhập để xem bài học!
Ở phần hình học của chương trình Toán lớp 3, học sinh sẽ được học về điểm nằm giữa, trung điểm của đoạn thẳng. Qua video này thì học sinh sẽ biết được điểm nằm giữa, khái niệm trung điểm của đoạn thẳng từ đó giúp học sinh làm được các bài tập có liên quan.
Phần 1: Lý thuyết
- Điểm nằm giữa
Cho 3 điểm A, B,O cùng nằm trên 1 đường thẳng:
Điểm O được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB nếu A,O, B thẳng hàng theo thứ tự đó.
2.Trung điểm của đoạn thẳng
Điểm O được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB khi:
- O nằm giữa A, B
- O chia A, B thành 2 đoạn thẳng bằng nhau( OA = OB)
- Tính chất của trung điểm :
Khi O là trung điểm của AB, ta có
OA = OB
Phần 2: Bài tập
Bài 1:
- Ba điểm thẳng hàng là ba điểm nào?
- M là điểm nằm giữa hai điểm nào?
N là điểm nằm giữa hai điểm nào?
O là điểm nằm giữa hai điểm nào?
Bài giải:
- Ba điểm thẳng hàng là ba điểm:
- A; M ; B
- C; N; D
- M; N; O
- M là điểm nằm giữa hai điểm AB
N là điểm nằm giữa hai điểm CD
O là điểm nằm giữa hai điểm MN
Bài 2: Kể tên trung điểm của đoạn thẳng AM và BC
Bài giải:
- Trung điểm của đoạn thẳng AM là O
- Trung điểm của đoạn thẳng BC là M
Bài 3: Vẽ trung điểm của đoạn AB
Bài giải:
Ta có MA = MB = 3 cm
Nội dung video:
Video Điểm nằm giữa. Trung điểm của đoạn thẳng có độ dài 15: 06 phút, thầy Nguyễn Thành Long giúp học sinh luyện các bài tập dạng này để khi gặp dạng toán này học sinh có thể làm bài tập một cách chính xác, dễ dàng.
Phần 1: Lý thuyết
- Điểm ở giữa
Hình vẽ bên có
+ 3 điểm: A; O; B
+ Điểm O nằm giữa 2 điểm A và B
- Trung điểm của đoạn thẳng
Đoạn thẳng AB
Điểm O là trung điểm của AB khi:
Có 2 điều kiện : - Điểm O nằm giữa 2 điểm A, B
- Độ dài OA = Độ dài OB
Phần 2 : Bài tập
Bài tập : Cho hình vuông ABCD. O là giao điểm của 2 đường chéo AC và BD
a.O nằm giữa hai điểm nào
b.O là trung điểm của đoạn thẳng nào
Bài giải:
a.Điểm O nằm giữa 2 điểm A và C
Điểm O nằm giữa 2 điểm B và D
b.Điểm O là trung điểm của AC và BD
OA = OC
OB = OD
Đặc biệt : OA = OB = OC = OD
Phần 3: Các bài tập tự luyện
Bài 1: Cho đoạn thẳng PQ = 40cm, có M là trung điểm của đoạn thẳng PQ, N là trung điểm của đoạn thẳng MQ. Độ dài đoạn thẳng MN bằng bao nhiêu?
Bài 2: Cho K là trung điểm của đoạn thẳng HG. Biết KH= 12cm. Độ dài đoạn thẳng HG là bao nhiêu?
Bài 3: Đoạn thẳng AB dài 76cm. M là trung điểm của đoạn thẳng AB, N là trung điểm của đoạn thẳng AM. Tính độ dài đoạn thẳng AM. Tính độ dài đoạn thẳng NB.
Bài 4: Cho đoạn thẳng AB bằng 24 cm. Lấy N nằm giữa A và B và NA = 4 cm . Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng BN. Gọi P là trung điểm của đoạn thẳng MN. Tính độ dài BP.
Ngoài ra, VinaStudy còn có các khóa học giúp các con học sinh lớp 3 mở rộng, nâng cao kiến thức Toán của mình như:
Khóa học cơ bản, bám sát sách giáo khoa
Khóa ôn va luyện toán 3 học kì I
Hệ thống Vinastudy chúc các con học tập thật tốt !
Anh chị phụ huynh tham khảo thêm các khóa học khác của lớp 3:
Đề cương khoá học
1. Bài giảng học thử học kì I
2. Bài giảng học thử học kì II
3. Phần 1: Các kiến thức cần thiết ở học kì I
4. Phần 2: Bài tập theo tuần học kì I
5. Phần 3: Các kiến thức cần thiết ở học kì II
6. Phần 4: Bài tập theo tuần của học kì II