Câu hỏi của Vinastudy - Hệ Thống Giáo Dục Trực Tuyến - Toán lớp 5 | Học trực tuyến
0
(AMSTERDAM 2011 – 2012 )Cho 4 số tự nhiên bất kỳ a, b, c, d ( a > b > c > d ) . Hỏi tích của tất cả các số tự nhiên là hiệu của hai trong bốn số đã cho là một số chia hết cho 12 không ?
Hỏi lúc: 13-12-2018 14:36
1 Trả Lời
Lưu ý khi trả lời:
- Cần có tài khoản trước khi gửi bình luận.
- Trả lời giúp bạn cũng là giúp mình.
- Trả lời theo nội dung câu hỏi không bình luận lan man lạc chủ đề.
- Gửi câu trả lời phải rõ ràng, viết tiếng Việt có dấu.
- Trả lời có đính kèm liên kết tới website khác sẽ bị ban vĩnh viễn.
- Vi phạm chính sách sẽ dẫn tới việc bị dừng tất cả dịch vụ sử dụng tại website.
-
0
Bài giải:
Ta cần chứng minh:
A = ( a − b ) ( a − c ) ( a − d ) (b − c ) (b − d ) ( c − d ) chia hết cho 12.
Nhận xét:
Khi chia một số cho 3 nhận được số dư là 1 trong 3 số 0, 1, 2.
Với 4 số a, b, c, d mà có 3 số dư nên luôn tồn tại ít nhất 2 số có cùng số dư khi chia cho 3, suy ra hiệu của hai số này chia hết cho 3. Vậy A chia hết cho 3. (1)
Để chứng minh A chia hết cho 12 ta chỉ cần chứng minh A chia hết cho 4. Xét hai khả năng sau đây:
+Nếu trong 4 số a, b, c, d tồn tại 3 số có cùng tích chẵn lẽ, chẳng hạn là các số a, b,c.
Khi đó ( a − b ) ( a − c )(b − c ) chia hết cho 8, suy ra A chia hết cho 8, tức là A chia hết cho 4.
+ Nếu trong 4 số a, b, c, d không có 3 số nào cùng tính chẵn lẻ, suy ra trong 4 số này có 2 số chẵn và 2 số lẻ. Khi đó hiệu của hai số chẵn là một số chẵn và hiệu của hai số lẻ là một số chẵn nữa, tích của hai chữ số chẵ đóchia hết cho 4, suy ra A chia hết cho 4.
Vậy A = ( a − b ) ( a − c ) ( a − d ) (b − c ) (b − d ) ( c − d ) luôn chia hết cho 12 (Điều cần chứng minh)
Trả lời lúc: 13-12-2018 16:01