Câu hỏi của Vinastudy - Hệ Thống Giáo Dục Trực Tuyến - Toán lớp 5 | Học trực tuyến

0

( MARIE CURIE 2013 – 2014) Cho hình thang ABCD có đáy AB = 2 cm, đáy CD gấp đôi đáy AB và diện tích 18 m2. Kéo dài đáy AB về phía B một đoạn BE sao cho BE gấp 3 lần AB. Nối A với C và C với E.

a, Tính chiều cao của hình thang ABCD 

b, Tính tỉ số các chiều cao hạ từ D xuống AC của tam giác ACE và tam giác ACD (Nhập kết quả phân số dưới dạng a/b)

c, Gọi O là điểm chính giữa của AC. Nối E với O cắt BC tại M. Tính tỉ số diện tích của hai tam giác OMC và ACE

(Nhập kết quả phân số dưới dạng a/b)

1 Trả Lời

Lưu ý khi trả lời:

- Cần có tài khoản trước khi gửi bình luận.

- Trả lời giúp bạn cũng là giúp mình.

- Trả lời theo nội dung câu hỏi không bình luận lan man lạc chủ đề.

- Gửi câu trả lời phải rõ ràng, viết tiếng Việt có dấu.

- Trả lời có đính kèm liên kết tới website khác sẽ bị ban vĩnh viễn.

- Vi phạm chính sách sẽ dẫn tới việc bị dừng tất cả dịch vụ sử dụng tại website.

  • 0

    Bài giải:


    AMs 1.32


    a, Chiều cao của hình thang là: ( 2 x 18 ) : ( 2 + 2 x 2 ) = 6 (cm )


    b, Tam giác AEC và tam giác ACD có đáy AE = 2CD ( AE = AB + 3xAB = 4xAB, CD = 2xAB ) và chiều cao hạ từ A xuống CD bằng chiều cao hạ từ C xuống AE ( đều bằng chiều cao hình thang ). Nên S(ACE) = 2 x S(ACD)


    Mặt khác, hai tam giác này lại chung đáy AC nên chiều cao h1 hạ từ E xuống AC gấp đôi chiều cao h2 hạ từ D xuống AC tức là h1/h2 = 2


    c, S(BEC) = 3xS(ABC) vì đáy BE = 3xAB và chung chiều cao hạ từ C xuống AE. Nối A với M, tương tự ta có: S(BEM) = 3xS(ABM)


    => S(MEC) = 3 x S(AMC)


    Ta có S(OMC) = S(OMA) = ½ x S(AMC) (1) vì đáy CO = AO = ½ AC và chung chiều cao hạ từ M xuống AC.


    Tương tự ta có: S(OEC) = S(OEA)


    => S(OEC) –S(MOC) = S(OEA) –S(OMA)


    Hay S(MEC) = S(MEA)


    => S(ACE) = S(MEA) +S(MEC) +S(AMC) = 3xS(AMC) + 3xxS(AMC) + S(AMC)


    = 7 x S(AMC) hay S(AMC) =1/7 x S(AEC) (2)


    Từ (1) và (2) => S(OMC) = 1/14 x S(ACE) => S(OMC) / S(ACE) = 1/14