Bài 1: Cho ∆ABC có $\widehat{A} <...

0

Bài 1: Cho ∆ABC có $\widehat{A} < 90{}^\circ $. Trên nửa mặt phẳng bờ AB không chứa C vẽ tia Ax, trên nửa mặt phẳng bờ AC không chứa B vẽ tia Ay sao cho $\widehat{BAx}=\widehat{CAy}=21{}^\circ $. Gọi E và F lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ B và C lần lượt xuống Ax và Ay. Gọi M là trung điểm BC.

a) Chứng minh: ∆MEF cân

b) Tính các góc của ∆MEF

Bài 2: Cho ∆ABC cân tại A. Trên tia đối của CA lấy điểm D.

a) Chứng minh $\widehat{ABD}=2\widehat{CBD}+\widehat{CDB}$

b) Cho biết $\widehat{A}=30{}^\circ ;\widehat{ABD}=90{}^\circ $. Tính $\widehat{CBD}$

2 Trả Lời

Lưu ý khi trả lời:

- Cần có tài khoản trước khi gửi bình luận.

- Trả lời giúp bạn cũng là giúp mình.

- Trả lời theo nội dung câu hỏi không bình luận lan man lạc chủ đề.

- Gửi câu trả lời phải rõ ràng, viết tiếng Việt có dấu.

- Trả lời có đính kèm liên kết tới website khác sẽ bị ban vĩnh viễn.

- Vi phạm chính sách sẽ dẫn tới việc bị dừng tất cả dịch vụ sử dụng tại website.

  • 0

    Bài 1:
    a) Gọi I, K lần lượt là trung điểm AB, AC
    Xét ∆AEB vuông tại E có EI là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền $IE=IA=IB=\frac{1}{2}AB$
    Xét ∆AFC vuông tại F có FK là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền $\Rightarrow KF=KA=KC=\frac{1}{2}AC$
    Xét ∆ABC có: K là trung điểm AC, M là trung điểm BC
    $\Rightarrow $ KM là đường trung bình của ∆ABC $\Rightarrow KM//=\frac{1}{2}AB$
    Xét ∆ABC có: I là trung điểm AB, M là trung điểm BC
    $\Rightarrow $ IM là đường trung bình của ∆ABC $\Rightarrow IM//=\frac{1}{2}AC$
    Xét ∆AFC vuông tại F có $\widehat{FAC}+\widehat{FCA}=90{}^\circ \Rightarrow \widehat{ACF}=90{}^\circ -\widehat{FAC}=90{}^\circ -21{}^\circ =69{}^\circ $
    Xét ∆KFC có KF = KC. Suy ra ∆KFC cân tại K $\Rightarrow \widehat{KFC}=180{}^\circ -2\widehat{KCF}=180{}^\circ -2.69{}^\circ =42{}^\circ $
    Xét ∆AEB vuông tại E có $\widehat{EAB}+\widehat{EBA}=90{}^\circ \Rightarrow \widehat{ABE}=90{}^\circ -\widehat{EAB}=90{}^\circ -21{}^\circ =69{}^\circ $
    Xét ∆IEB có IE = IB. Suy ra ∆IEB cân tại I $\widehat{EIB}=180{}^\circ -2\widehat{IBE}=180{}^\circ -2.69{}^\circ =42{}^\circ $
    Ta có IM // AC nên $\widehat{BIM}=\widehat{BAC}$ (vì hai góc đồng vị)
    MK // AB nên $\widehat{CKM}=\widehat{CAB}$ (vì hai góc đồng vị)
    Suy ra $\widehat{BIM}=\widehat{CKM}\Rightarrow \widehat{BIM}+42{}^\circ =\widehat{CKM}+42{}^\circ \Rightarrow \widehat{BIM}+\widehat{EIB}=\widehat{CKM}+\widehat{CKF}\Rightarrow \widehat{EIM}=\widehat{FKM}$
    Xét ∆EIM và ∆MKF có
    $EI=MK\left( =\frac{1}{2}AB \right)$
    $\widehat{EIM}=\widehat{FKM}$
    $IM=KF\left( =\frac{1}{2}AC \right)$
    Suy ra ∆EIM = ∆MKF $\Rightarrow ME=MF$(hai cạnh tương ứng bằng nhau)
    $\Rightarrow $∆MEF cân tại M
    b) Vì KM // AB nên $\widehat{IMK}=\widehat{MIB}$(vì hai góc so le trong)
    Vì ∆EIM = ∆MKF nên $\widehat{KMF}=\widehat{IEM}$ (hai góc tương ứng bằng nhau)
    Ta có: \[\widehat{EMF}=\widehat{EMI}+\widehat{IMK}+\widehat{KMF}=\widehat{EMI}+\widehat{BIM}+\widehat{IEM}=180-\widehat{EIM}+\widehat{BIM}=180{}^\circ -\widehat{EIB}=180{}^\circ -42{}^\circ =138{}^\circ \]
    Vì ∆MEF cân tại M nên $\widehat{MEF}=\widehat{MFE}=\frac{180{}^\circ -\widehat{EMF}}{2}=\frac{180{}^\circ -138{}^\circ }{2}=21{}^\circ $


    Trả lời hỏi đáp

    Trả lời lúc: 02-12-2020 10:47

    Khuất Thị Hải Yến Khuất Thị Hải Yến

  • 0

    Bài 2
    a) Xét ∆BCD có $\widehat{ACB}=\widehat{CBD}+\widehat{CDB}$ (tính chất góc ngoài tam giác)
    Vì ∆ABC cân tại A nên $\widehat{ACB}=\widehat{ABC}$
    Ta có $\widehat{ABD}=\widehat{ABC}+\widehat{CBD}=\widehat{ACB}+\widehat{CBD}=\widehat{CBD}+\widehat{CDB}+\widehat{CBD}=2\widehat{CBD}+\widehat{CDB}$
    b) Vì ∆ABC cân tại A nên $\widehat{ABC}=\frac{180{}^\circ -\widehat{BAC}}{2}=\frac{180{}^\circ -30{}^\circ }{2}=75{}^\circ $
    Ta có: $\widehat{ABD}=\widehat{ABC}+\widehat{CBD}\Rightarrow 90{}^\circ =75{}^\circ +\widehat{CBD}\Rightarrow \widehat{CBD}=90{}^\circ -75{}^\circ =15{}^\circ $


    Trả lời hỏi đáp

    Trả lời lúc: 02-12-2020 10:48

    Khuất Thị Hải Yến Khuất Thị Hải Yến