Cho tam giác ABC. O là điểm cách đều 3...

1

Cho tam giác ABC. O là điểm cách đều 3 cạnh của tam giác. Trên cạnh BC lấy điểm M sao cho BM = BA, trên cạnh CB lấy điểm N sao cho CN = CA. Gọi D, E, F lần lượt là hình chiếu của O trên BC, CA, AB. Chứng minh rằng : 

a) NE = MF

b) Tam giác MON cân

1 Trả Lời

Lưu ý khi trả lời:

- Cần có tài khoản trước khi gửi bình luận.

- Trả lời giúp bạn cũng là giúp mình.

- Trả lời theo nội dung câu hỏi không bình luận lan man lạc chủ đề.

- Gửi câu trả lời phải rõ ràng, viết tiếng Việt có dấu.

- Trả lời có đính kèm liên kết tới website khác sẽ bị ban vĩnh viễn.

- Vi phạm chính sách sẽ dẫn tới việc bị dừng tất cả dịch vụ sử dụng tại website.

  • -1

    a) Vì O cách đều 3 cạnh của tam giác nên OD = OE = OF
    Áp dụng định lý Pytago vào tam giác vuông OBF và tam giác vuông ODB ta có:
    $BF=\sqrt{O{{B}^{2}}-O{{F}^{2}}}$
    $BD=\sqrt{O{{B}^{2}}-O{{D}^{2}}}$
    Mà OF = OD nên BF = BD.
    Tương tự áp dụng định lý Pytago vào tam giác vuông OEC và tam giác vuông ODC suy ra CE = CD
    ∆BAM có AB = BM nên ∆BAM là tam giác cân tại B $\Rightarrow \widehat{BAM}=\widehat{BMA}$
    Xét ∆BAM có BF = BD, BA = BM nên theo định lý Ta – lét ta có :
    $\frac{BF}{BA}=\frac{BD}{BM} \Rightarrow DF//AM \Rightarrow$ DFAM là hình thang
    Hình thang DFAM có $\widehat{FAM}=\widehat{AMD}$ nên DFAM là hình thang cân
    $\Rightarrow \left\{ \begin{align}& MF=AD \\ & AF=MD \\ \end{align} \right.$
    ∆ANC có AC = CN nên ∆ANC cân tại C$\Rightarrow \widehat{CAN}=\widehat{CNA}$
    Xét ∆ANC có CE = CD, CA = CN nên theo định lý Ta – lét ta có :
    $\frac{CE}{CA}=\frac{CD}{CN} \Rightarrow DE//AN \Rightarrow $ DEAN là hình thang
    Hình thang DEAN có $\widehat{CAN}=\widehat{CNA}$ nên DEAN là hình thang cân
    $\Rightarrow \left\{ \begin{align}& NE=AD \\ & AE=ND \\ \end{align} \right.$
    $\Rightarrow MF=NE$
    b) Xét ∆OEA và ∆ODN ta có :
    $\left\{ \begin{align}& OE=OD \\ & \widehat{OEA}=\widehat{ODN} \\ & EA=DN \\ \end{align} \right.$$\Rightarrow \Delta OEA=\Delta ODN(c-g-c)\Rightarrow ON=OA$
    Xét ∆OAF và ∆OMD ta có :
    $\left\{ \begin{align}& AF=MD \\ & \widehat{OFA}=\widehat{ODM} \\ & OF=OD \\ \end{align} \right.$$\Rightarrow \Delta OAF=\Delta ODM(c-g-c) \Rightarrow OA=OM$
    $\Rightarrow OM=ON$ hay ∆MON cân tại O.


    Trả lời hỏi đáp

    Trả lời lúc: 05-10-2020 13:40

    Lượng Lượng