Câu hỏi của Vinastudy - Hệ Thống Giáo Dục Trực Tuyến - Toán lớp Luyện thi THPQG | Học trực tuyến

0

Cho các phát biểu sau:

     (a) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.

     (b) Bột nhôm trộn với bột sắt(III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.

     (c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.

     (d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.

     (e) Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.

Số phát biểu đúng là :

1 Trả Lời

Lưu ý khi trả lời:

- Cần có tài khoản trước khi gửi bình luận.

- Trả lời giúp bạn cũng là giúp mình.

- Trả lời theo nội dung câu hỏi không bình luận lan man lạc chủ đề.

- Gửi câu trả lời phải rõ ràng, viết tiếng Việt có dấu.

- Trả lời có đính kèm liên kết tới website khác sẽ bị ban vĩnh viễn.

- Vi phạm chính sách sẽ dẫn tới việc bị dừng tất cả dịch vụ sử dụng tại website.

  • 0

    (a) Sai, Thép là hợp kim của sắt chứa từ 0,01 - 2% khối lượng cacbon.


    (b) Đúng, Bột nhôm trộn với bột sắt(III) oxit (bột tecmit) được dùng đề hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm:    2Al + Fe2O3 $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ Al2O3 + 2Fe


    (c) Đúng, Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ của Ca2+ và Mg2+ trong nước cứng. Vì vậy Na2CO3 được dùng để làm mềm nước cứng tạm thời, vĩnh cữu và toàn phần:


    $M{{g}^{2+}}+C{{O}_{3}}^{2-}\xrightarrow{{}}MgC{{O}_{3\ \downarrow }}$ và $C{{a}^{2+}}+C{{O}_{3}}^{2-}\to CaC{{O}_{3\ \downarrow }}$


    (d) Đúng, Vì S phản ứng Hg (dễ bay hơi, độc) ở điều kiện thường nên dùng S để xử lý Hg rơi vãi.


    Hg + S $\xrightarrow{{}}$ HgS


    (e) Đúng, Trong quá trình làm thí nghiệm Cu + HNO3 thì sản phẩm khí thu được có được có thể là NO hoặc NO2 (độc) (vì Cu có tính khử yếu nên sản phẩm khử thường là NO hoặc NO2) nên ta dùng bông tẩm bằng kiềm để hạn chế thoát ra ngoài không khí theo phản ứng sau:


    2NaOH + 2NO2 $\xrightarrow{{}}$ NaNO3 + NaNO2 + H2O.


    Vậy có 4  nhận định đúng là (b), (c), (d) và (e).