Câu hỏi của Vinastudy - Hệ Thống Giáo Dục Trực Tuyến - Toán lớp Luyện thi THPQG | Học trực tuyến

0

Thực hiện các thí nghiệm sau:

     (1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2.

     (2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.

     (3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HCl loãng, có nhỏ vài giọt CuCl­­2.

     (4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.

     (5) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là.

1 Trả Lời

Lưu ý khi trả lời:

- Cần có tài khoản trước khi gửi bình luận.

- Trả lời giúp bạn cũng là giúp mình.

- Trả lời theo nội dung câu hỏi không bình luận lan man lạc chủ đề.

- Gửi câu trả lời phải rõ ràng, viết tiếng Việt có dấu.

- Trả lời có đính kèm liên kết tới website khác sẽ bị ban vĩnh viễn.

- Vi phạm chính sách sẽ dẫn tới việc bị dừng tất cả dịch vụ sử dụng tại website.

  • 0

    - Điều kiền để xảy ra ăn mòn điện hóa là:


         + Có các cặp điện cực khác nhau về bản chất, có thể là kim loại – kim loại, kim loại – phi kim. Kim loại hoạt động mạnh hơn đóng vai trò cực âm và bị ăn mòn.


         + Các cặp điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau thông qua dây dẫn.


         + Các điện cực phải cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.


     (1) Xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa: Fe + CuCl2  FeCl2 + Cu


    - Khi Cu giải phóng ra bám vào thanh Fe thì hình thành vô số cặp pin điện hóa Fe – Cu.


         + Ở cực âm (anot) xảy ra sự oxi hóa Fe:  


         + Ở cực dương (catot) xảy ra sự khử Cu2+ :  


    (2) Xảy ra quá trình ăn mòn hóa học: Fe + 2FeCl3 3FeCl2


    (3) Vừa xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa và quá trình ăn mòn hóa học:


         + Quá trình ăn mòn hóa học : Fe + HCl FeCl2 + H2.


         + Quá trình ăn mòn điện hóa tương tự như (2).


    (4) Không xảy ra quá trình ăn mòn, pt phản ứng : FeCl3 + AgNO3  Fe(NO­3)3 + AgCl


    (5) Cho thép (hợp kim của Fe và C) vào dung dịch HCl xuất hiện sự ăn mòn điện hóa:


         - Anot là Fe tại anot xảy ra sự oxi hóa Fe : Fe → Fe2+ + 2e


         - Catot là C tại anot xảy ra sự khử H+ : $2{{H}_{2}}O+2e\xrightarrow{{}}2O{{H}^{-}}+{{H}_{2}}$


    Vậy, có 3 thí nghiệm mà Fe không xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa là (1), (3) và (5).