Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số.

Gửi câu hỏi Báo lỗi Học bài tiếp theo

Lũy thừa là đối tượng toán học được đưa vào từ đầu cấp hai và kết thúc ở cuối cấp 3, mặc dù số lượng và nội dung không lớn nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong chương trình toán học. Các học sinh lớp 6 sẽ lần đầu tiên được tiếp xúc với phần kiến thức về lũy thừa trong bài học này, bài “Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số”.

          Để giúp các em học sinh nhanh chóng tiếp cận với phần kiến thức lũy thừa, trong video này thầy Nguyễn Thành Long sẽ giúp các em học sinh có thể hiểu rõ được các lý thuyết về định nghĩa lũy thừa với số mũ tự nhiên, nắm vững quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số. Từ đó, học sinh có thể áp dụng được lý thuyết vào các ví dụ cũng như bài tập cụ thể, đặc biệt là các dạng bài tính toán liên quan đến lũy thừa với số mũ tự nhiên. Thông qua video này, các em học sinh tự giải được các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập toán lớp 6 một cách nhanh chóng và chính xác.

Lý thuyết bài học

Trong bài giảng này, thầy giáo sẽ giới thiệu đến các em học sinh các nội dung kiến thức bao gồm:

- Định nghĩa lũy thừa với số mũ tự nhiên:

          Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a

                             an = a . a . a . … . a

                                        n thừa số

          an: đọc là an

          an: trong đó a là cơ số

                              n là số mũ

- Một số chú ý về lũy thừa với số mũ tự nhiên

          a0 = 1

          a1 = a

          a 2 = a.a : bình phương của a

          a3 = a . a . a : lập phương của a

- Quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số

          an + am = an+m

Nội dung video

Nằm trong khóa học “Toán lớp 6 – Toán nền tảng bám sát sách giáo khoa lớp 6”, video “Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số” được thầy Nguyễn Thành Long gửi tới các em nhằm mục tiêu giúp các em học sinh nắm được định nghĩa lũy thừa, phân biệt được cơ số và số mũ, nắm được quy tắc nhân các lũy thừa cùng cơ số.

Với thời lượng 8 phút 39 giây, thầy giáo sẽ truyền đạt một cách dễ hiểu, ngắn gọn, đầy đủ cho các em học sinh các nội dung lý thuyết, bên cạnh đó là các ví dụ minh họa cụ thể để các em có thể nắm vững bài học một cách tốt nhất.

Bằng cách nhắc lại về phép nhân các số tự nhiên, thầy giáo giúp cho các em học sinh có cái nhìn dễ hiểu hơn về định nghĩa lũy thừa

        Ví dụ: 3 x 3 = 9 = 32

3 x 3 x 3 = 27 = 33

                   3 x 3 x 3 x 3 = 81 = 34

                   3 x 3 x 3 x 3 x 3 = 243 = 35

                   3 x 3 x … x 3 = 3100

                        100 số 3

Tiếp đó, để giới thiệu đến các em học sinh về quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số, thầy giáo đã đưa ra một ví dụ cụ thể như sau:

        Ví dụ:  32 và 33 là hai lũy thừa cùng cơ số 3

                   Tính: 32 . 33 = ?

          Bài làm

          Ta có: 32 = 3 x 3

                    33 = 3 x 3 x 3

          Nên 32 . 33 = 3 x 3 x 3 x 3 x 3 = 35

          Khi đó ta có: 32 . 33 = 32+3 = 35

Các ví dụ củng cố nội dung nhân hai lũy thừa cùng cơ số:

          22 . 23 = 22+3 = 25

          a4 . a3 = a4+3 = a7

          x5 . x4 = x5+4 = x9

          a4 . a = a4 . a1  =a4+1 = a5

Thông qua video, thầy tin rằng các bạn học sinh đã có thể viết gọn một tích có nhiều thừa số bằng nhau bằng cách sử dụng lũy thừa, biết tính giá trị của các lũy thừa cũng như nhân thành thạo hai lũy thừa có cùng cơ số.

Đề cương khoá học

2. Bài giảng học thử học kì II

3. Chương I: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên.

4. Chương II: Số nguyên.

5. Chương III: Đoạn thẳng.

6. Phần 2. Bài tập theo tuần học kì I lớp 6

7. Chương IV: Phân số.

8. Chương V: Góc

9. Phần 4. Bài tập theo tuần của học kì II lớp 6