Toán 6 - Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Ngày đăng: 23/12/2022
Cộng đồng zalo giải đáo bài tập
Các bạn học sinh tham gia nhóm zalo để trao đổi giải đáp bài tập nhé
Con sinh năm 2009 | https://zalo.me/g/cieyke829 |
Con sinh năm 2010 | https://zalo.me/g/seyfiw173 |
Con sinh năm 2011 | https://zalo.me/g/jldjoj592 |
Con sinh năm 2012 | https://zalo.me/g/ormbwj717 |
Con sinh năm 2013 | https://zalo.me/g/lxfwgf190 |
Con sinh năm 2014 | https://zalo.me/g/bmlfsd967 |
Con sinh năm 2015 | https://zalo.me/g/klszcb046 |
LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN
Kiến thức kĩ năng
* Thực hiện phép tính nâng lên luỹ thừa với số mũ tự nhiên.
* Nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số với số mũ tự nhiên.
* Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên.
- Lí thuyết
- Luỹ thừa bậc n của số tự nhiên a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a:
- Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên luỹ thừa.
- Ta có: \[{{a}^{1}}=a\]
\[{{a}^{2}}\] cũng được gọi là \[a\] bình phương (hay bình phương của \[a\])
\[{{a}^{3}}\] được gọi là \[a\] lập phương (hay lập phương của \[a\])
Các số \[0,1,4,9,16,...\] gọi là các số chính phương.
- Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số
Ví dụ: \[{{8}^{2}}{{.8}^{3}}=\left( 8.8 \right).\left( 8.8.8 \right)={{8}^{5}}={{8}^{2+3}}\]
- Khi nhân hai luỹ thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ: \[{{a}^{m}}.{{a}^{n}}={{a}^{m+n}}\]
Chú ý:
+ ${{a}^{m}}.{{a}^{n}}.{{a}^{p}}={{a}^{m+n+p}}$
+ $\underbrace{{{a}^{m}}.{{a}^{m}}.....{{a}^{m}}}_{n\,\,\,so\,\,\,\,{{a}^{m}}}={{a}^{m+m+...+m}}={{a}^{m.n}}$, vậy ta có ${{\left( {{a}^{m}} \right)}^{n}}={{a}^{m.n}}$
- Chia hai luỹ thừa cùng cơ số
Ví dụ: \[{{8}^{3}}:{{8}^{2}}=\left( 8.8.8 \right):\left( 8.8 \right)=8={{8}^{3-2}}\]
- Khi chia hai luỹ thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ.
\[{{a}^{m}}:{{a}^{n}}={{a}^{m-n}}\] (với \[a\ne 0;m\ge n\])
- Quy ước \[{{a}^{0}}=1\] (với \[a\ne 0\])
- Bài tập
- Dạng 1: Viết các biểu thức về dạng luỹ thừa (nếu có thể) và tính.
Câu 1. Viết các tích dưới dạng lũy thừa của 1 cơ số
- a) $8.8.8.8$ b) $\underbrace{10.10.....10}_{2021\,so\,10}$ c) ${{\left( {{2}^{2}} \right)}^{5}}$ d) ${{2}^{1}}{{.2}^{2}}{{.2}^{3}}{{.....2}^{10}}$
Câu 2. Viết các số sau thành tổng giá trị các chữ số của nó bằng cách dùng lũy thừa của 10.
- a) 214 b) 805 c) 2021 d) 445001
HD:
- a) $214=200+10+4=2.100+1.10+4.0={{2.10}^{2}}+{{10}^{1}}+{{4.10}^{0}}$
- b) $805=8.100+0.10+5={{8.10}^{2}}+{{5.10}^{0}}$
- c) $2021=2000+20+1={{2.10}^{3}}+{{2.10}^{1}}+{{1.10}^{0}}$
- d) $445001=4.100\,000+4.10\,000+5.1000+1={{4.10}^{5}}+{{4.10}^{4}}+{{5.10}^{3}}+1$
Câu 3. Tính
- a) ${{5}^{10}}:{{5}^{7}}$ b) ${{2}^{10}}:{{2}^{3}}$ c) $\left( {{3}^{3}}{{.3}^{4}} \right):{{3}^{7}}$ d) $\left( {{4}^{7}}{{.4}^{8}}{{.4}^{9}} \right):\left( {{4}^{5}}{{.4}^{6}}{{.4}^{10}} \right)$
Câu 4. Rút gọn
- a) ${{2}^{5}}\left( {{2}^{6}}+{{2}^{3}} \right)-{{2}^{4}}\left( {{2}^{7}}+{{2}^{4}} \right)$ b) $\frac{{{2}^{10}}.1024-{{2}^{13}}.4}{{{2}^{15}}}$
HD:
- b) $\frac{{{2}^{10}}.1024-{{2}^{13}}.4}{{{2}^{15}}}=\frac{{{2}^{10}}{{.2}^{10}}-{{2}^{13}}{{.2}^{2}}}{{{2}^{15}}}=\frac{{{2}^{20}}-{{2}^{15}}}{{{2}^{15}}}=\frac{{{2}^{15+5}}-{{2}^{15}}}{{{2}^{15}}}=\frac{{{2}^{15}}{{.2}^{5}}-{{2}^{15}}}{{{2}^{15}}}=\frac{{{2}^{15}}\left( {{2}^{5}}-1 \right)}{{{2}^{15}}}=31$
Câu 5. Biết ${{2}^{10}}=1024$, tính ${{2}^{9}};{{2}^{8}}$
HD:
${{2}^{9}}={{2}^{10}}:{{2}^{1}}=1024:2=512$
${{2}^{8}}={{2}^{10}}:{{2}^{2}}=1024:4=...$
Câu 6. Trái đất có khối lượng khoảng ${{60.10}^{20}}$ tấn. Mỗi giây mặt trời tiêu thụ ${{4.10}^{6}}$ tấn khí hydrogen. Hỏi mặt trời cần bao nhiêu giây để tiêu thụ một lượng khí hydrogen có khối lượng bằng khối lượng trái đất.
HD:
$\frac{{{60.10}^{20}}}{{{4.10}^{6}}}=\frac{60}{4}{{.10}^{20-6}}={{15.10}^{14}}$ (giây).
- Dạng 2: Rút gọn biểu thức có quy luật.
Câu 7. Rút gọn
- a) $A={{2}^{1}}+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+...+{{2}^{10}}$ b) $B={{3}^{1}}+{{3}^{2}}+{{3}^{3}}+...+{{3}^{100}}$
- c) Tổng quát $C=a+{{a}^{2}}+{{a}^{3}}+...+{{a}^{n}}$
Câu 8. So sánh $A=2+{{2}^{2}}+...+{{2}^{2021}}$ với $B={{2}^{2022}}$
Câu 9.
- a) Viết $1+3+5+7$ và $1+3+5+7+9$ dưới dạng bình phương của số tự nhiên
- b) Chứng minh $1+3+5+...+\left( 2n+1 \right)$ luôn là bình phương của 1 số tự nhiên.
Để đăng kí học trực tuyến qua video, qua zoom, anh chị phụ huynh vui lòng liên hệ qua SĐT thầy Long 0832646464 để được tư vấn!
Hệ thống Vinastudy chúc các con học tốt!.
Tác giả: Vinastudy
Cộng đồng zalo giải đáo bài tập
Các bạn học sinh tham gia nhóm zalo để trao đổi giải đáp bài tập nhé
Con sinh năm 2009 | https://zalo.me/g/cieyke829 |
Con sinh năm 2010 | https://zalo.me/g/seyfiw173 |
Con sinh năm 2011 | https://zalo.me/g/jldjoj592 |
Con sinh năm 2012 | https://zalo.me/g/ormbwj717 |
Con sinh năm 2013 | https://zalo.me/g/lxfwgf190 |
Con sinh năm 2014 | https://zalo.me/g/bmlfsd967 |
Con sinh năm 2015 | https://zalo.me/g/klszcb046 |
********************************
Hỗ trợ học tập:
_Kênh Youtube:http://bit.ly/vinastudyvn_tieuhoc
_Facebook fanpage:https://www.facebook.com/767562413360963/
_Hội học sinh Vinastudy Online:https://www.facebook.com/groups/online.vinastudy.vn/
Khách hàng nhận xét
Đánh giá trung bình
5/5
(3 nhận xét)
1
0%
2
0%
3
0%
4
0%
5
100%
Chia sẻ nhận xét về sản phẩm
Gửi nhận xét của bạn
1. Đánh giá của bạn về sản phẩm này: (*)
2. Tên của bạn: (*)
3. Email liên hệ:
3. Viết nhận xét của bạn: (*)
* Những trường có dấu (*) là bắt buộc.
* Để nhận xét được duyệt, quý khách lưu ý tham khảo Tiêu chí duyệt nhận xét của Vinastudy
-
Chưa có đánh giá nào!
Các tin mới nhất
Ngày đăng: 2023/12/06
Ngày đăng: 2022/12/23
Ngày đăng: 2022/12/23
Ngày đăng: 2022/12/23
Ngày đăng: 2022/12/23
Ngày đăng: 2022/12/23
Ngày đăng: 2022/12/08
Ngày đăng: 2022/12/08
Ngày đăng: 2022/12/08
Ngày đăng: 2022/12/08