TOÁN LỚP 5 - GIẢI BÀI TOÁN BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHỬ

Ngày đăng: 17/10/2022

 Cộng đồng zalo giải đáo bài tập 

Các bạn học sinh tham gia nhóm zalo để trao đổi giải đáp bài tập nhé 

Con sinh năm 2009 https://zalo.me/g/cieyke829
Con sinh năm 2010 https://zalo.me/g/seyfiw173
Con sinh năm 2011 https://zalo.me/g/jldjoj592
Con sinh năm 2012 https://zalo.me/g/ormbwj717
Con sinh năm 2013 https://zalo.me/g/lxfwgf190
Con sinh năm 2014 https://zalo.me/g/bmlfsd967
Con sinh năm 2015 https://zalo.me/g/klszcb046

LỚP 5 – GIẢI BÀI TOÁN BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHỬ

     Trong chương trình Toán ở Tiểu học, một trong những phương pháp được dùng trong khi giải toán tiểu học là phương pháp khử. Ở chương trình Toán nâng cao lớp 5 cấu trúc của dạng toán này yêu cầu phức tạp hơn. Video bài giảng “ Toán lớp 5Giải bài toán bằng phương pháp khử - Thầy Trần Tuấn Việt “ nằm trong khóa học Toán 5 nền tảng chuyên, được hệ thống giáo dục Vinastudy giới thiệu tới quí phụ huynh và các em học sinh nhằm mục đích hỗ trợ các em học tập tốt hơn khi giải các bài toán bằng phương pháp khử.

  1. Lý thuyết

- Trong một bài toán có nhiều đại lượng, mỗi đại lượng có nhiều giá trị. Nếu cứ để nguyên như vậy thì rất khó giải, do có nhiều đại lượng và giá trị quá nhiều ta cần phải nghĩ cách để rút bớt dần đi các đại lượng ấy để cho bài toán đơn giản hơn. Giải bài toán theo cách này người ta gọi là phương pháp khử bớt đại lượng hay gọi là phương pháp khử. Một trong những cách khử hay gặp là làm cho giá trị của một đại lượng nào đó trở nên giống nhau rồi khử đi.

 Hay nói cách khác: Phương pháp khử là phương pháp được dùng trong các bài toán tính nhiều đại lượng 2; 3; 4,.. Sử dụng dữ kiện của bài toán, nhằm “khử” đi một số đại lượng, chỉ giữ lại 1 đại lượng để tính ra kết quả, rồi tiếp theo là tính ngược lại các đại lượng còn lại.

  1. Phương pháp giải

- Biểu diễn các giá trị của hai đại lượng bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc hình vẽ, biểu đồ…

- Tìm ra mối liên hệ và biến đổi để xuất hiện các giá trị bằng nhau của một đại lượng.

- Xác định giá trị chênh lệch của cùng một đại lượng.

- Tính giá trị của các đại lượng yêu cầu.

Dạng 1. Đại lượng muốn “khử” đã cùng hệ số

Ví dụ. Minh mua 5 quyển vở và 3 hộp bút chì màu hết 56000 đồng. Giang mua 5 quyển vở và 6 hộp bút chì màu cùng loại như thế hết tất cả 92000 đồng. Tính giá tiền mỗi quyển vở, mỗi hộp bút chì màu?

Bài giải

Giang mua nhiều hơn Minh số hộp bút là: $6-3=3$hộp

Giang mua nhiều hơn Minh số tiền là: 92000 – 56000 = 36000 (đồng)

Giá tiền mỗi hộp bút là: 36000 : 3 = 12000 (đồng)

Giá tiền mỗi quyển vở là: (56000 – 12000 $\times $ 3) : 5 = 4000 (đồng)

Dạng 2. Đại lượng muốn “khử” chưa cùng hệ số

Ví dụ 2: Một cái thùng đựng 49 lít dầu và 1 cái bình đựng 56 lít dầu. Nếu đổ dầu ở thùng vào cho đầy bình thì trong thùng còn $\frac{1}{2}$ thùng dầu. Nếu đổ dầu ở bình vào cho đầy thùng thì trong bình còn $\frac{1}{3}$ bình dầu. Hãy cho biết sức chứa của thùng và của bình?

Gợi ý

Với dạng này, khi đổ đi đổ lại giữa thùng và bình thì tổng lượng dầu luôn không đổi và bằng

49 + 56 = 105 lít.

Bài giải:

Tổng số dầu của 1 bình và $\frac{1}{2}$ thùng là: 49 + 56 = 105 (lít)

Tổng số dầu của $\frac{1}{3}$ bình và 1 thùng là: 49 + 56 = 105 (lít)

Tổng số dầu của 1 bình và 3 thùng là: 105 x 3 = 315 (lít)

3 thùng hơn $\frac{1}{2}$ thùng là: 3 – $\frac{1}{2}$ = $\frac{5}{2}$ (thùng)

$\frac{5}{2}$thùng chứa số dầu là: 315 – 105 = 210 (lít)

1 thùng chứa số dầu là: 210 : $\frac{5}{2}$ = 84 (lít)

1 bình chứa số dầu là: 105 – 84 $\times \frac{1}{2}$ = 63 (lít)

Đáp số: Bình: 63 lít; thùng: 84 lít

Dạng 3. Biết được tổng và hiệu của các đại lượng, đưa về cùng hệ số của 1 đại lượng, rồi khử

Ví dụ 3: Mua 5 kg táo và 6kg cam hết 142 000 đồng. Giá tiền 1kg táo hơn giá tiền 1 kg cam là 2000 đồng. Tính giá tiền một ki lô gam táo, một ki lô gam cam?

Nhận xét: Với dạng này, ta đưa cùng hệ số của 1 đại lượng đối với hiệu và tổng, sau đó tiến hành "khử"

Bài giải:

6 ki lô gam táo hơn 6 ki lô gam cam số tiền là: 2 000 $\times $ 6 = 12 000 (đồng)

Nếu thay 6 ki lô gam cam bằng 6 ki lô gam táo thì 11 ki lô gam táo có số tiền là:

142 000 + 12 000 = 154000 (đồng)

Giá 1 ki lô gam táo là: 154000 : 11 = 14000 (đồng)

Giá 1 ki lô gam cam là: 14000 – 2000 = 12000 (đồng)

Đáp số: Táo: 14000 đồng; cam: 12000 đồng

  1. Nội dung video

Sự hình thành và các ví dụ minh họa

Bài toán 1: Mai mua 3 quyển sách và 4 quyển vở thì hết 85 000 đồng, nếu Mai mua 3 quyển sách và 7 quyển vở thì hết 115 000 đồng. Hỏi mỗi quyển sách có giá bao nhiêu tiền?

Phân tích:

3 sách + 4 vở giá 85000 đồng

3 sách + 7 vở giá 115000 đồng

Như vậy sự chênh lệch giá tiền là chênh lệch do mua thêm 3 quyển vở và như vậy sách không xuất hiện trong mối quan hệ này hay còn gọi là bị “khử”

Bài giải

7 quyển vở hơn 4 quyển vở

7 – 4 = 3 (quyển vở)

115000 đồng hơn 85000 đồng

115000 – 85000 = 30000 (đồng)

1 quyển vở giá tiền là:

30000 : 3 = 10000 (đồng)

4 quyển vở giá tiền là:

4 $\times $ 10000 = 40000 (đồng)

1 quyển sách giá tiền là:

(85000 – 40000) : 3 = 15000 (đồng)

Bài toán 2. Mai mua 5 chiếc bút chì và 2 tập giấy kiểm tra hết 45000 đồng, nếu Mai mua 7 chiếc bút chì và 5 tập giấy kiểm tra thì hết 85000 đồng. Hỏi một chiếc bút chì có giá bao nhiêu tiền?

Phân tích:

5 bút chì + 2 tập giấy kiểm tra : 45000 đồng

7 bút chì + 5 tập giấy kiểm tra: 85000 đồng

Không có thành phần giống nhau, ta tìm cách đưa về bài toán số 1.

Bài giải

25 bút chì và 10 hộp giấy có giá

45000 $\times $ 5 = 225000 (đồng)

14 bút chì và 10 tập giấy có giá

35000 $\times $ 2 = 175000 (đồng)

25 bút chì hơn 14 bút chì số tiền

225000 – 170000 = 55000 (đồng)

1 bút chì có giá là:

55 $\times $ (25 – 14) = 5000 (đồng)

 

Các dạng bài tập và hướng dẫn chi tiết các ví dụ phụ huynh và các con theo dõi video để hiểu hơn về cách làm giải bài toán bằng phương pháp khử.

Để đăng kí học trực tuyến qua video, qua zoom, anh chị phụ huynh vui lòng liên hệ qua SĐT thầy Long 0832646464 để được tư vấn!

Hệ thống Vinastudy chúc các con học tập thật tốt !

 

Tác giả: Vinastudy

 Cộng đồng zalo giải đáo bài tập 

Các bạn học sinh tham gia nhóm zalo để trao đổi giải đáp bài tập nhé 

Con sinh năm 2009 https://zalo.me/g/cieyke829
Con sinh năm 2010 https://zalo.me/g/seyfiw173
Con sinh năm 2011 https://zalo.me/g/jldjoj592
Con sinh năm 2012 https://zalo.me/g/ormbwj717
Con sinh năm 2013 https://zalo.me/g/lxfwgf190
Con sinh năm 2014 https://zalo.me/g/bmlfsd967
Con sinh năm 2015 https://zalo.me/g/klszcb046

********************************

Hỗ trợ học tập:

_Kênh Youtube:http://bit.ly/vinastudyvn_tieuhoc

_Facebook fanpage:https://www.facebook.com/767562413360963/

_Hội học sinh Vinastudy Online:https://www.facebook.com/groups/online.vinastudy.vn/

Khách hàng nhận xét

Đánh giá trung bình

2/5

(5 nhận xét)

1

40%

2

40%

3

0%

4

0%

5

20%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Viết nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

1. Đánh giá của bạn về sản phẩm này: (*)

2. Tên của bạn: (*)

3. Email liên hệ:

3. Viết nhận xét của bạn: (*)

Gửi nhận xét

* Những trường có dấu (*) là bắt buộc.

* Để nhận xét được duyệt, quý khách lưu ý tham khảo Tiêu chí duyệt nhận xét của Vinastudy

  • Chưa có đánh giá nào!

Các tin mới nhất

Toán 7 - Số thực
Toán 7 - Số thực

Ngày đăng: 2023/12/06

Toán 7 - LUYỆN TẬP TỈ LỆ THỨC, DÃY TỈ SỐ BẰNG NHAU
Toán 7 - TỈ LỆ THỨC
Toán 7 - TỈ LỆ THỨC

Ngày đăng: 2022/12/23

Toán 6 - Xác suất
Toán 6 - Xác suất

Ngày đăng: 2022/12/23

Toán 6 - Hai bài toán về phân số
Toán 6 - Hai bài toán về phân số

Ngày đăng: 2022/12/23

Toán 6 - Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Toán 5 – Phương pháp tính ngược từ cuối
Toán 5 – Bài toán hạt tươi, hạt khô
Toán 5 – Bài toán tỉ lệ (Tỉ lệ thuận – tỉ lệ nghịch)
Toán 4 – Dấu hiệu chia hết
Toán 4 – Dấu hiệu chia hết

Ngày đăng: 2022/12/08

Chào năm học mới