Ôn thi học kỳ 1 toán 5 - Tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, tỉ lệ kép

Ngày đăng: 29/10/2020

 Cộng đồng zalo giải đáo bài tập 

Các bạn học sinh tham gia nhóm zalo để trao đổi giải đáp bài tập nhé 

Con sinh năm 2009 https://zalo.me/g/cieyke829
Con sinh năm 2010 https://zalo.me/g/seyfiw173
Con sinh năm 2011 https://zalo.me/g/jldjoj592
Con sinh năm 2012 https://zalo.me/g/ormbwj717
Con sinh năm 2013 https://zalo.me/g/lxfwgf190
Con sinh năm 2014 https://zalo.me/g/bmlfsd967
Con sinh năm 2015 https://zalo.me/g/klszcb046

Bài toán Tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch trong chương trình Toán lớp 5 không chỉ là một trong các dạng toán quan trọng, quen thuộc trong chương trình tiểu học, trong kì thi lớp 6 các trường chất lượng cao mà ở các lớp trên, chúng ta cũng sẽ gặp lại rất nhiều các dạng bài liên quan và sử dụng đến phương pháp tính toán của dạng bài toán này.  Đặc biệt, nội dung về phần tỉ lệ ba đại lượng (tỉ lệ kép) được đánh giá là dạng bài tập khó trong chủ đề này.

 

Để học tốt dạng toán này, đòi hỏi học sinh phải phân tích được mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán và thực hiện tốt các phép tính với số tự nhiên, số thập phân.

 

Để giúp các con trang bị kiến thức cho kì thi học kì sắp tới, trong video bài giảng này,  thầy giáo Nguyễn Thành Long sẽ hướng dẫn các con ôn tập về tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, tỉ lệ kép và hai cách thực hiện giải bài toán nhanh và chính xác nhất.

Tóm tắt lí thuyết

  1. Đại lượng tỉ lệ thuận

Hai đại lượng gọi là tỉ lệ thuận nếu đại lượng này tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì đại lượng kia cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.

  1. Đại lượng tỉ lệ nghịch

Hai đại lượng gọi là tỉ lệ nghịch nếu đại lượng này tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì đại lượng kia cũng giảm (hoặc tăng) bấy nhiêu lần.

  1. Các bước giải bài toán tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, tỉ lệ kép.

Bước 1: Tóm tắt bài toán

Bước 2: Phân tích bài toán, nhận dạng bài toán tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch

Bước 3: Áp dụng 1 trong các cách (rút về đơn vị, sử dụng tỉ số) để giải bài toán.

Bước 4: Kết luận, đáp số.

Nội dung Video

Phần 1: Hai đại lượng tỉ lệ thuận

A và B được gọi là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Khi A tăng bao nhiêu lần thì B tăng bấy nhiêu lần.

Ví dụ 1: 1 que kem – 5000 đồng

            3 que kem – 15000 đồng

Phương pháp làm:

  • Rút về đơn vị.
  • Sử dụng tỉ số.

Ví dụ 2: Cách 1. Rút về đơn vị

Tóm tắt

5 giờ - 135 km

7 giờ - ? km

Bài giải

Số kilomet ô tô đi được trong 1 giờ là: 135 : 5 = 27 (km)

Số kilomet ô tô đi được trong 7 giờ là: 27 x 7 = 189 (km)

                                                            Đáp số 189 km.

Cách 2. Sử dụng tỉ số

Số giờ và số km là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên số km đi được trong 7 giờ là;

                    Screenshot 2020-10-29 143210

                                    Đáp số 189 km.

Phần 2: Hai đại lượng tỉ lệ nghịch

A và B là hai đại lượng tỉ lệ nghịch khi A tăng bao nhiêu lần thì B giảm bấy nhiêu lần.

Ví dụ 3: 1 người – 8 phần bánh/ người

            2 người – 4 phần bánh/ người

            4 người – 2 phần bánh/ người

Ví dụ 4: 1 công việc

            10 người – 1 ngày

            5 người – 2 ngày

Ví dụ 5: Cách 1. Rút về đơn vị

Tóm tắt

10 người – 7 ngày

? người – 5 ngày

Bài giải

1 người làm xong công việc trong: 7 x 10 = 70 (ngày)

Số người cần làm xong công việc trong 5 ngày là: 70 : 5 = 14 (người)

                                                            Đáp số 14 người

Cách 2. Sử dụng tỉ số

Số người và số ngày là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên số người cần làm xong việc trong 5 ngày là: 10 x 7 : 5 = 14 (người)

                        Đáp số 14 người

Phần 3: Tỉ lệ kép

Ví dụ: 5 thợ - 2 thuyền – 20 người

            10 thợ - 3 thuyền - ? ngày

Bài giải

Cách 1. Rút về đơn vị

10 thợ làm 2 thuyền trong 10 ngày

10 thợ làm 1 thuyền trong 5 ngày

10 thợ làm 3 thuyền trong 15 ngày

            Đáp số 15 ngày.

Cách 2. Sử dụng tỉ số

Số ngày cần tìm là a, ta có  Screenshot 2020-10-29 143325

                                    Đáp số 15 ngày.

Bài tập tự luyện

Bài tập 1: Tổ 4 lớp 5A có 15 em trồng được 90 cây. Hỏi cả lớp 45 em trồng được bao nhiêu cây? Biết số cây mỗi em trồng được bằng nhau?

Bài tập 2: Ba đoạn dây thép dài bằng nhau có tổng chiều dài là 37,11m. Hỏi năm đoạn như thế dài bao nhiêu mét?

Bài tập 3: Biết rằng cứ 3 thùng mật ong thì đựng được 27l. Trong kho có 12 thùng, ngoài cửa hàng có 5 thùng. Tất cả có bao nhiêu lít mật ong?

Bài tập 4: 8 người đóng xong 500 viên gạch mất 4 giờ. Hỏi 16 người đóng xong 1000 viên gạch trong bao lâu? (năng suất của mỗi người đều như nhau).

Bài tập 5: Một đơn vị thanh niên xung phong chuẩn bị một số gạo đủ cho đơn vị ăn trong 30 ngày. Sau 10 ngày đơn vị nhận thêm 10 người nữa. Hỏi số gạo còn lại đơn vị sẽ đủ ăn trong bao nhiêu ngày, biết lúc đầu đơn vị có 90 người?

Bài tập 6: Một đội công nhân có 8 người trong 6 ngày đắp được 360m đường. Hỏi một đội công nhân có 12 người đắp xong 1080m đường trong bao nhiêu ngày? (Năng suất làm việc mỗi người như nhau)

Bài tập 7: Một đơn vị bộ đội chuẩn bị đủ gạo cho 750 người ăn trong 45 ngày, nhưng sau 4 ngày có một số người mới đến thêm nên anh quản lý tính ra số gạo chỉ còn đủ ăn trong 25 ngày. Hỏi số người đến thêm là bao nhiêu? (Biết suất ăn của mỗi người là như nhau)

Bài tập 8: Một tổ thợ mộc có 3 người trong 5 ngày đóng được 75 cái ghế. Hỏi nếu tổ có 6 người làm trong 10 ngày thì sẽ đóng được bao nhiêu ghế? Biết năng suất mỗi người đều như nhau.

 

 

Tác giả: Vinastudy

 Cộng đồng zalo giải đáo bài tập 

Các bạn học sinh tham gia nhóm zalo để trao đổi giải đáp bài tập nhé 

Con sinh năm 2009 https://zalo.me/g/cieyke829
Con sinh năm 2010 https://zalo.me/g/seyfiw173
Con sinh năm 2011 https://zalo.me/g/jldjoj592
Con sinh năm 2012 https://zalo.me/g/ormbwj717
Con sinh năm 2013 https://zalo.me/g/lxfwgf190
Con sinh năm 2014 https://zalo.me/g/bmlfsd967
Con sinh năm 2015 https://zalo.me/g/klszcb046

********************************

Hỗ trợ học tập:

_Kênh Youtube:http://bit.ly/vinastudyvn_tieuhoc

_Facebook fanpage:https://www.facebook.com/767562413360963/

_Hội học sinh Vinastudy Online:https://www.facebook.com/groups/online.vinastudy.vn/

Khách hàng nhận xét

Đánh giá trung bình

4/5

(40 nhận xét)

1

23%

2

0%

3

5%

4

10%

5

63%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Viết nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

1. Đánh giá của bạn về sản phẩm này: (*)

2. Tên của bạn: (*)

3. Email liên hệ:

3. Viết nhận xét của bạn: (*)

Gửi nhận xét

* Những trường có dấu (*) là bắt buộc.

* Để nhận xét được duyệt, quý khách lưu ý tham khảo Tiêu chí duyệt nhận xét của Vinastudy

Các tin mới nhất

Toán 7 - Số thực
Toán 7 - Số thực

Ngày đăng: 2023/12/06

Toán 7 - LUYỆN TẬP TỈ LỆ THỨC, DÃY TỈ SỐ BẰNG NHAU
Toán 7 - TỈ LỆ THỨC
Toán 7 - TỈ LỆ THỨC

Ngày đăng: 2022/12/23

Toán 6 - Xác suất
Toán 6 - Xác suất

Ngày đăng: 2022/12/23

Toán 6 - Hai bài toán về phân số
Toán 6 - Hai bài toán về phân số

Ngày đăng: 2022/12/23

Toán 6 - Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Toán 5 – Phương pháp tính ngược từ cuối
Toán 5 – Bài toán hạt tươi, hạt khô
Toán 5 – Bài toán tỉ lệ (Tỉ lệ thuận – tỉ lệ nghịch)
Toán 4 – Dấu hiệu chia hết
Toán 4 – Dấu hiệu chia hết

Ngày đăng: 2022/12/08

Chào năm học mới