GỢI Ý ĐÁP ÁN MÔN TOÁN THI VÀO 10 Ở HÀ NỘI
Ngày đăng: 09/06/2025
Dưới đây là phần lời giải chi tiết của các Thầy cô ở Trung tâm Vinastudy. Phụ huynh và học sinh có thể tham khảo
Câu I (1,5 điểm)
1) Kết quả khảo sát 300 học sinh lớp 9 về thời gian tự học của mỗi bạn trong một tuần (đơn vị: giờ) được cho trong bảng tần số ghép nhóm sau đây:
Thời gian tự học (giờ) |
$\left[ 0;4 \right)$ |
$\left[ 4;8 \right)$ |
$\left[ 8;12 \right)$ |
$\left[ 12;16 \right)$ |
$\left[ 16;20 \right)$ |
Số học sinh |
17 |
72 |
94 |
75 |
42 |
Xác định tần số và tần số tương đối của nhóm [12;16).
Lời giải Kết quả khảo sát 300 học sinh lớp 9 về thời gian tự học của mỗi bạn trong một tuần (đơn vị: giờ) được cho trong bảng tần số ghép nhóm sau đây:
Xác định tần số và tần số tương đối của nhóm $\left[ 12;16 \right)$. Tần số của nhóm $\left[ 12;16 \right)$ là \[75\] Tần số tương đối của nhóm $\left[ 12;16 \right)$ là: \[\frac{75}{100}.100%=25%\]. |
2) Một hộp có 8 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1,2,3,4,5,6,7,8 hai thẻ khác nhau được ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Tính xác suất của biến cố A : "Số ghi trên thẻ rút được là một số chia hết cho 3 ".
Lời giải Có 8 kết quả có thể khi rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp, đó là: $1,2,3,4,5,6,7,8$. Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố A: "Số ghi trên thẻ rút được là một số chia hết cho 3", đó là: 3;6. Xác suất của biến cố A là: \[\frac{2}{8}=\frac{1}{4}\] Vậy xác suất của biến cố A: "Số ghi trên thẻ rút được là một số chia hết cho 3" là \[\frac{1}{4}\] |
Câu II (1,5 điểm)
Cho hai biểu thức $A=\frac{\sqrt{x}+2}{\sqrt{x}-2}$ và $B=\frac{x+\sqrt{x}-4}{x-2\sqrt{x}}-\frac{1}{\sqrt{x}-2}$ với $x>0,x\ne 4$.
- Tính giá trị của biểu thức $A$ khi $x=9$.
$A=s$ - Chứng minh $B=\frac{\sqrt{x}+2}{\sqrt{x}}$.
- Tìm số nguyên dương $x$ lớn nhất để $\frac{A}{B}<\frac{1}{2}.\text{ }\!\!~\!\!\text{ }x=3$
Lời giải 1. Thay \[x=9\] (thỏa mãn ĐKXĐ) vào biểu thức A,ta có : \[A=\frac{\sqrt{9}+2}{\sqrt{9}-2}=\frac{3+2}{3-2}=5\] Vậy \[x=9\]thì \[A=5\] 2. \[B=\frac{x+\sqrt{x}-4}{x-2\sqrt{x}}-\frac{1}{\sqrt{x}-2}\] \[=\frac{x+\sqrt{x}-4}{\sqrt{x}(\sqrt{x}-2)}-\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}(\sqrt{x}-2)}\] \[=\frac{x-4}{\sqrt{x}(\sqrt{x}-2)}\] \[=\frac{(\sqrt{x}-2)(\sqrt{x}+2)}{\sqrt{x}(\sqrt{x}-2)}\] \[=\frac{(\sqrt{x}+2)}{\sqrt{x}}\] (đpcm) Vậy \[B=\frac{(\sqrt{x}+2)}{\sqrt{x}}\] 3. Ta có : \[\frac{A}{B}<\frac{1}{2}\Leftrightarrow \frac{\sqrt{x}+2}{\sqrt{x}-2}:\frac{\sqrt{x}+2}{\sqrt{x}}<\frac{1}{2}\] \[\Leftrightarrow \frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-2}-\frac{1}{2}<0\] \[\Leftrightarrow \frac{2\sqrt{x}-\sqrt{x}+2}{2(\sqrt{x}-2)}<0\] \[\Leftrightarrow \frac{\sqrt{x}+2}{2(\sqrt{x}-2)}<0\] Vì \[x>0\Rightarrow \sqrt{x}+2>0\] Mà \[\frac{\sqrt{x}+2}{2(\sqrt{x}-2)}<0\] \[\Rightarrow \sqrt{x}-2<0\] \[\Rightarrow x<4\] Vậy để \[\frac{A}{B}<\frac{1}{2}\] thì \[x\in (0;4)\] Vậy giá trị nguyên dương lớn nhất của x để \[\frac{A}{B}<\frac{1}{2}\] là \[x=3\] |
Câu III (2,5 điểm)
1) Một ô tô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc trung bình $60\text{ }\!\!~\!\!\text{ km}/\text{h}$. Khi từ Hải Phòng về Hà Nội trên cùng quãng đường đó, do điều kiện thời tiết xấu nên ô tô đi với vận tốc trung bình $40\text{ }\!\!~\!\!\text{ km}/\text{h}$. Biết thời gian ô tô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng it hơn thời gian ô tô đi từ Hải Phòng về Hà Nội là 1 giờ, tính độ dài quãng đường ô tô đã đi từ Hà Nội đến Hải Phòng.
Lời giải Gọi độ dài quãng đường ô tô đã đi là \[x\,(km,\,x>0)\] Thời gian ô tô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là: \[\frac{x}{60}\](giờ) Thời gian ô tô đi từ Hải Phòng về Hà Nội là: \[\frac{x}{40}\](giờ) Vì thời gian ô tô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng ít hơn thời gian ô tô đi từ Hải Phòng về Hà Nội là \[1\] giờ nên ta có phương trình: \[\frac{x}{40}-\frac{x}{60}=1\] \[3x-2x=120\] \[x=120\,\,\,(tm)\] Vậy quãng đường ô tô đã đi từ Hà Nội đến Hải Phòng dài \[120\]km. |
2) Để chuẩn bị cho năm học mới, bạn Quốc đến cửa hàng mua một chiếc ba lô và một chiếc máy tính cầm tay với tổng giá tiền niêm yết là 885 nghìn đồng. Hiện tại, cửa hàng đó đang triển khai chương trình giảm giá cho học sinh, sinh viên nên giá tiền của một chiếc ba lô giảm $20 \%$ và giá tiền của một chiếc máy tính cẩm tay giảm $25 \%$ so vói giá tiền niêm yết. Vì vậy, bạn Quốc chỉ phải trả 682 nghìn đồng khi mua hai sản phẩm này. Hôi giá tiền niêm yết của một chiếc ba lô và giá tiền niêm yết của một chiếc máy tính cầm tay là bao nhiêu?
Lời giải
3) Biết phương trình bậc hai $x^2+8 x-6=0$ có hai nghiệm $x_1$ và $x_2$, tìm tất cả giá trị của $m$ thỏa mãn $\frac{70-m x_1^2}{x_2}=x_1+m x_2$.
Lời giải
Câu IV (4 điểm)
1) Gia đình bạn Khánh đang sử dụng một thùng đựng nước dạng hình trụ với bán kính đáy bằng 50 cm và chiều cao bằng 150 cm . Thùng đựng nước được đặt thẳng đứng trên mặt sàn như hình minh họa bên. (Lấy $\pi \approx 3,14$ và coi chiều dày của thùng không đáng kể).
a) Tính diện tích xung quanh của thùng đựng nước.
b) Sau một thời gian gia đình bạn Khánh sử dụng nước trong thùng thì mực nước còn lại đã thấp hơn 40 cm so với mực nước ban đầu. Tính thể tích nước trong thùng mà gia đình bạn Khánh đã sử dụng trong khoảng thời gian đó.
Lời giải a. Thùng đựng nước có bán kính đáy $\text{R}=50\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}$, chiều cao $\text{h}=150\text{ }\!\!~\!\!\text{ cm}$. Diện tích xung quanh của thùng đựng nước là: ${{\text{S}}_{\text{xq}}}=2\pi \text{Rh}=2\pi \cdot 50\cdot 150=15000\pi \approx 47100\left( \text{ }\!\!~\!\!\text{ c}{{\text{m}}^{2}} \right)$ b. Mức nước sau khi sử dụng thì mức nước còn lại đã thấp hơn 40 cm so với mực nước ban đầu nên gia đình bạn Khánh sử dụng lượng nước có chiều cao 40 cm . Vậy thể tích nước trong thùng mà giai đình bạn Khánh đã sử dụng là: $\text{V}=\pi \cdot {{50}^{2}}\cdot 40=100000\pi \approx 314000\left( \text{ }\!\!~\!\!\text{ c}{{\text{m}}^{3}} \right).$ |
2) Cho tam giác $ABC$ có ba góc nhọn $(AB
- a) Chứng minh bốn điểm $E,D,B,K$ cùng thuộc một đường tròn.
Lời giải Tam giác $BKE$ vuông tại $K$ (do $EK\bot AB$ ) |
b) Đường thẳng $AO$ cắt đường thẳng $BC$ tại điểm $S$. Chứng minh $EA$ là tia phân giác của góc $CEK$ và $AB$. $AC=AE$. $AS$.
Lời giải Ta có: $\widehat{ABC}+\widehat{KBD}={{180}^{\circ }}$ Kẻ đường kính $AF$ của đường tròn Suy ra $\frac{AB}{AS}=\frac{AE}{AC}$hay$AB.AC=AE.AS$ |
c) Gọi $H$ là trực tâm của tam giác $ABC$ và $I$ là trung điểm của đoạn thẳng $AB$. Chứng minh đường thẳng $SI$ vuông góc với đường thẳng $HK$.
Lời giải Gọi $G$ là giao của $CH$ và $AB$ Ta có: \[\widehat{BAS}=\widehat{BAD}+\widehat{DAS},\widehat{DAC}=\widehat{DAS}+\widehat{SAC},\widehat{SAC}=\widehat{BAD}\] Do đó $\widehat{BAS}=\widehat{DAC}$ Do đó $\vartriangle DKE\backsim \vartriangle SAB\left( g.g \right)$ |
Câu V ( 0,5 điểm)
Một công ty kinh doanh trong lĩnh vực vận tải đang vận hành một đội gồm 35 xe chở hàng cùng loại, với lợi nhuận trung bình của mỗi xe là 1 triệu đồng một ngày. Để mở rộng mô hình kinh doanh, công ty dự định bổ sung một số xe chở hàng cùng loại với xe đang vận hành. Công ty đã tiến hành khảo sát và phân tích thị trường, kết quả cho thấy: cứ bổ sung một xe chở hàng cùng loại vào hoạt động thì lợi nhuận trung bình của mỗi xe trong cả đội lại giảm đi 20 nghìn đồng một ngày. Hỏi công ty nên bổ sung bao nhiêu xe chở hàng cùng loại để lợi nhuận trung bình mỗi ngày của đội xe là lớn nhất?
Lời giải Gọi số xe bổ sung là x (xe) (ĐK: \[x\text{ }\in \text{ }N*\]) Số xe sau khi bổ sung là: \[35\text{ }+\text{ }x\] (xe) Vì cứ bổ sung một xe chở hàng cùng loại vào hoạt động thì lợi nhuận trung bình của mỗi xe trong cả đội lại giảm đi 20 nghìn đồng một ngày nên lợi nhuận mỗi xe mỗi ngày giảm\[~20x\] (nghìn đồng). Lợi nhuận trung bình mỗi xe ban đầu là 1 triệu đồng một ngày nên lợi nhuận trung bình mỗi xe sau khi giảm là: \[1000\text{ }\text{ }20x\] (nghìn đồng) Tổng lợi nhuận mỗi ngày của cả đội là: \[L\left( x \right)\text{ }=\text{ }\left( 35\text{ }+\text{ }x \right)\left( 1000\text{ }\text{ }20x \right)\] (nghìn đồng) Để lợi nhuận trung bình mỗi ngày của đội xe là lớn nhất ta cần tìm giá trị lớn nhất của: \[L\left( x \right)\text{ }=\text{ }\left( 35\text{ }+\text{ }x \right)\left( 1000\text{ }\text{ }20x \right)\] Ta có: \[L\left( x \right)\text{ }=\text{ }\left( 35\text{ }+\text{ }x \right)\left( 1000\text{ }\text{ }20x \right)\] \[L(x)=35000-700x+1000x-20{{x}^{2}}\] \[L(x)=-20{{x}^{2}}+300x+35000\] \[L(x)=-20({{x}^{2}}-15x)+35000\] \[L(x)=-20\left[ {{x}^{2}}-2x\cdot \frac{15}{2}+{{\left( \frac{15}{2} \right)}^{2}} \right]+20\cdot {{\left( \frac{15}{2} \right)}^{2}}+35000\] \[L(x)=-20{{\left( x-\frac{15}{2} \right)}^{2}}+36125\] \[\text{V }\!\!\grave{\mathrm{i}}\!\!\text{ }{{\left( x-\frac{15}{2} \right)}^{2}}\ge 0\forall x\] nên \[-20{{\left( x-\frac{15}{2} \right)}^{2}}\le 0\forall x\] suy ra \[L(x)=-20{{\left( x-\frac{15}{2} \right)}^{2}}+36125\le 36125\forall x\] Dấu “=” xảy ra khi \[x=\frac{15}{2}\] Vì \[x\text{ }\in \text{ }N*\] nên \[x\text{ }=\text{ }7\] hoặc \[x\text{ }=\text{ }8\]. Với \[x\text{ }=\text{ }7\]thì \[L\left( x \right)\text{ }=\text{ }36120\] Với \[x\text{ }=\text{ }8\] thì \[L\left( x \right)\text{ }=\text{ }36120\] Vậy để lợi nhuận cao nhất bằng 36120 nghìn đồng thì cần bổ sung 7 xe hoặc 8 xe. |
Tác giả: Vinastudy
Cộng đồng zalo giải đáo bài tập
Các bạn học sinh tham gia nhóm zalo để trao đổi giải đáp bài tập nhé
Con sinh năm 2009 | https://zalo.me/g/cieyke829 |
Con sinh năm 2010 | https://zalo.me/g/seyfiw173 |
Con sinh năm 2011 | https://zalo.me/g/jldjoj592 |
Con sinh năm 2012 | https://zalo.me/g/ormbwj717 |
Con sinh năm 2013 | https://zalo.me/g/lxfwgf190 |
Con sinh năm 2014 | https://zalo.me/g/bmlfsd967 |
Con sinh năm 2015 | https://zalo.me/g/klszcb046 |
********************************
Hỗ trợ học tập:
_Kênh Youtube:http://bit.ly/vinastudyvn_tieuhoc
_Facebook fanpage:https://www.facebook.com/767562413360963/
_Hội học sinh Vinastudy Online:https://www.facebook.com/groups/online.vinastudy.vn/
Khách hàng nhận xét
Đánh giá trung bình
5/5
(0 nhận xét)
1
0%
2
0%
3
0%
4
0%
5
0%
Chia sẻ nhận xét về sản phẩm
Gửi nhận xét của bạn
1. Đánh giá của bạn về sản phẩm này: (*)
2. Tên của bạn: (*)
3. Email liên hệ:
3. Viết nhận xét của bạn: (*)
* Những trường có dấu (*) là bắt buộc.
* Để nhận xét được duyệt, quý khách lưu ý tham khảo Tiêu chí duyệt nhận xét của Vinastudy
-
Chưa có đánh giá nào!
Các tin mới nhất
Ngày đăng: 2025/06/09
Ngày đăng: 2025/06/02
Ngày đăng: 2025/05/29
Ngày đăng: 2025/05/16
Ngày đăng: 2025/05/30
Ngày đăng: 2025/05/06
Ngày đăng: 2025/04/22
Ngày đăng: 2025/03/25
Ngày đăng: 2025/03/21
Ngày đăng: 2025/03/21
