Đề thi môn Toán THPTQG 2018 dưới góc nhìn chuyên môn và định hướng học tập cho 2k1

Ngày đăng: 03/07/2018

 Cộng đồng zalo giải đáo bài tập 

Các bạn học sinh tham gia nhóm zalo để trao đổi giải đáp bài tập nhé 

Con sinh năm 2009 https://zalo.me/g/cieyke829
Con sinh năm 2010 https://zalo.me/g/seyfiw173
Con sinh năm 2011 https://zalo.me/g/jldjoj592
Con sinh năm 2012 https://zalo.me/g/ormbwj717
Con sinh năm 2013 https://zalo.me/g/lxfwgf190
Con sinh năm 2014 https://zalo.me/g/bmlfsd967
Con sinh năm 2015 https://zalo.me/g/klszcb046

Đề thi môn Toán trở thành đề tài tranh luận, trao đổi rất “nóng” sau ngày thi đầu tiên của kỳ thi THPTQG 2018. Không ít học sinh, giáo viên, hay cả những chuyên gia đầu ngành đều nhận định đề thi có điểm khác biệt về mặt cấu trúc và kiến thức so với những năm gần đây. Dưới đây, Vinastudy sẽ gửi đến các em học sinh, các bậc phụ huynh vài chia sẻ của thầy Trần Lê Cường (bộ môn Toán học) sau khi trực tiếp chữa đề thi.

Nhận định sơ bộ về đề thi Toán năm nay, thầy Cường cho rằng đề thi THPTQG 2018 vốn được dự đoán sẽ gây nhiều khó khăn hơn cho các em học sinh, đồng thời cũng gây tò mò đối với các giáo viên về cấu trúc, mức độ phân hóa, độ khó, v.v…

Với môn Toán nói riêng, cấu trúc đề vẫn gồm 50 câu trắc nghiệm với thời gian làm bài là 90 phút. Các câu hỏi từ số 1 đến số 30 vẫn được xác định là những câu dành cho thí sinh chỉ lấy điểm Toán xét tốt nghiệp THPT, độ khó tương đương với SGK. Kể từ câu thứ 31 trở đi, mức độ khó tăng hẳn, các câu hầu hết ở mức độ vận dụng, vận dụng cao. Những câu hỏi này liên quan đến phần kiến thức sâu rộng hơn, đòi hỏi các các em học sinh phải đầu tư sự ôn tập kỹ lưỡng.

ảnh 1

Thí sinh lo lắng vì đề thi môn Toán 2018 “khó nhằn”

Điểm nhấn đặc biệt là những câu tính thể tích lăng trụ, câu liên quan đến đồ thị của hai hàm f’(x) và g’(x), câu tìm giá trị nguyên của tham số để hàm bậc 8 đạt cực trị tại một điểm,… là những câu lấy điểm 10, mức độ vận dụng cao và gây khó dễ cho rất nhiều giáo viên Toán chứ không riêng gì các em học sinh. Qua những phân tích đó, các em học sinh không nên quá lo lắng khi đối chiếu bài làm với kết quả.

Thầy Cường hoàn toàn đồng tình với nhận xét chung về đề thi Toán 2018 của Bộ GD- ĐT là khó và dài. Với phần câu hỏi nhằm mục đích lấy điểm của thí sinh để xét tuyển ĐH (mức 7 điểm trở lên) có thể dùng cụm từ “trắc nghiệm hóa tự luận” để diễn tả đến độ dài, độ khó và phức tạp của nó. Các em cần có lượng kiến thức rộng, trải đều trong chương trình học. Hiểu chắc, hiểu cơ bản nhưng đòi hỏi có khả năng liên kết, hệ thống kiến thức. Trong vòng 90 phút, rất khó để có thể hoàn thành được trọn vẹn 50 câu hỏi.

Dễ thấy, đề thi có bao hàm sử dụng kiến thức ở lớp 11. Các phần kiến thức này đều được đưa trực tiếp vào tham gia vào các câu hỏi trong đề. Thậm chí, chúng còn được phân bố thành mức cao hơn: các câu mức độ vận dụng và vận dụng cao nhiều hơn, thực hiện mục đích của Bộ khi hạn chế tối đa sử dụng máy tính bỏ túi.

a2Thầy Trần Lê Cường cho rằng các em học sinh cần chuẩn bị nền tàng kiến thức vững chắc của môn toán trong cả 3 năm học THPT

Với tình hình như vậy, điểm thi môn toán của các thí sinh năm nay nhiều khả năng sẽ dưới điểm 7 rất nhiều. Đáng chú ý, số lượng lớn điểm toán sẽ dao động trong khoảng 5 – 6 điểm. Các thí sinh từ 7 điểm trở lên sẽ ít hơn so với năm 2017, điểm 8, trên 8 và 9, 10 cũng sẽ hiếm. Tình trạng mưa điểm 10 của năm ngoái sẽ không dễ lặp lại.

Sang năm học 2019, đề thi môn toán sẽ có thêm cả kiến thức lớp 10. Kiến thức thi rộng hơn, dạng câu hỏi phong phú hơn. Các bài tập phải dùng kiến thức của cả bậc THPT để giải chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều. Đặc biệt, để rút kinh nghiệm cho năm 2017, khả năng lớn đề thi hướng đến chống máy tính bỏ túi triệt để hơn nữa. Vì vậy, các em học sinh khóa 2001 cần phải chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc của môn toán trong cả 3 năm 10, 11, 12.

Hãy bắt đầu đi từ cơ bản, đến nâng cao, chắc chắn mình có thể đạt được những số điểm dễ trước khi nghĩ tới những bài tập khó để đạt điểm tối đa. Biết sử dụng máy tính bỏ túi là điều cực kỳ thuận lợi nhưng các em học sinh không nên phụ thuộc hoàn toàn vào nó, điều đó sẽ dẫn tới những kết quả vô cùng đáng tiếc.

Chúc các em học tập và rèn luyện tốt!

Tác giả: Vinastudy

 Cộng đồng zalo giải đáo bài tập 

Các bạn học sinh tham gia nhóm zalo để trao đổi giải đáp bài tập nhé 

Con sinh năm 2009 https://zalo.me/g/cieyke829
Con sinh năm 2010 https://zalo.me/g/seyfiw173
Con sinh năm 2011 https://zalo.me/g/jldjoj592
Con sinh năm 2012 https://zalo.me/g/ormbwj717
Con sinh năm 2013 https://zalo.me/g/lxfwgf190
Con sinh năm 2014 https://zalo.me/g/bmlfsd967
Con sinh năm 2015 https://zalo.me/g/klszcb046

********************************

Hỗ trợ học tập:

_Kênh Youtube:http://bit.ly/vinastudyvn_tieuhoc

_Facebook fanpage:https://www.facebook.com/767562413360963/

_Hội học sinh Vinastudy Online:https://www.facebook.com/groups/online.vinastudy.vn/

Khách hàng nhận xét

Đánh giá trung bình

5/5

(0 nhận xét)

1

0%

2

0%

3

0%

4

0%

5

0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Viết nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

1. Đánh giá của bạn về sản phẩm này: (*)

2. Tên của bạn: (*)

3. Email liên hệ:

3. Viết nhận xét của bạn: (*)

Gửi nhận xét

* Những trường có dấu (*) là bắt buộc.

* Để nhận xét được duyệt, quý khách lưu ý tham khảo Tiêu chí duyệt nhận xét của Vinastudy

  • Chưa có đánh giá nào!

Các tin mới nhất

Toán 7 - Số thực
Toán 7 - Số thực

Ngày đăng: 2023/12/06

Toán 7 - LUYỆN TẬP TỈ LỆ THỨC, DÃY TỈ SỐ BẰNG NHAU
Toán 7 - TỈ LỆ THỨC
Toán 7 - TỈ LỆ THỨC

Ngày đăng: 2022/12/23

Toán 6 - Xác suất
Toán 6 - Xác suất

Ngày đăng: 2022/12/23

Toán 6 - Hai bài toán về phân số
Toán 6 - Hai bài toán về phân số

Ngày đăng: 2022/12/23

Toán 6 - Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Toán 5 – Phương pháp tính ngược từ cuối
Toán 5 – Bài toán hạt tươi, hạt khô
Toán 5 – Bài toán tỉ lệ (Tỉ lệ thuận – tỉ lệ nghịch)
Toán 4 – Dấu hiệu chia hết
Toán 4 – Dấu hiệu chia hết

Ngày đăng: 2022/12/08

Chào năm học mới