Thể tích của hình hộp chữ nhật

Vui lòng đăng nhập để xem bài học!

Thể tích hình hộp chữ nhật nằm trong phần hình học của chương trình Toán lớp 5. Video này sẽ giúp học sinh biết cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật khi biết chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Qua đó, học sinh có thể áp dụng kiến thức này vào các bài tập cụ thể như tính thể tích hình chữ nhật, vật thể được ghép từ nhiều hình chữ nhật hoặc tính được thể tích của vật khi được nhúng vào chất lỏng.

Yêu cầu kiến thức với người học

Để học bài Thể tích hình hộp chữ nhật một cách có hiệu quả thì học sinh cần nắm được các kiến thức về hình hộp chữ nhật, thể tích, đơn vị đo thể tích

  1. Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật

Muốn tính thể tích của hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).

  Gọi V là thể tích của hình hộp chữ nhật, ta có: V= a x b x c

  (a, b,c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật)

Lưu ý: Chiều dài nhân với chiều rộng chính là diện tích đáy. Vậy có thể tính thể tích hình hộp chữ nhật bằng cách lấy diện tích đáy nhân với chiều cao.

Ví dụ: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 5cm và chiều cao 8 cm.

Bài giải:

Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:

 12 x 5 x 8 = 480 (cm3)

 sĐáp số: 480 cm3

  1. Một số dạng bài tập

Dạng 1: Tính thể tích hình hộp chữ nhật khi biết ba kích thước

Phương pháp: Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị).

Ví dụ: Tính thể tích hộp hình chữ nhật có chiều dài a = 5 cm, chiều rộng b = 4 cm, chiều cao c = 9 cm.

 Bài giải:  

  Thể tích hình chữ nhật là:

    a x b x c = 5 x 4 x 9 = 180 (cm3)

                   Đáp số: 180 cm3

Dạng 2: Tính chiều cao của hình hộp chữ nhật.

Phương pháp: Chiều cao của hình hộp chữ nhật chia cho diện tích đáy.

           c = V: (a x b)

Ví dụ: Một hình hộp chữ nhật có thể tích là 0,825m3, chiều dài là 1,5m, chiều rộng là 1,1m. Tìm chiều cao của hình chữ nhật đó?

Bài giải:

Chiều cao của hình chữ nhật là:

 0,825: (1,5 x 1,1) = 0,5 (m3)   

                     Đáp số: 0,5m3

Dạng 3: Tính diện tích đáy khi biết thể tích

Phương pháp: Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật bằng thể tích chia cho chiều cao.

     a x b = V: c

Dạng 4: Toán có lời văn (thường tính thể tích nước, chiều cao mực nước)

Phương pháp: Đọc kĩ đề bài, xác định toán và yêu cầu của đề bài rồi giải toán đó.

Nội dung video

Trong video bài giảng này, thầy giáo Nguyễn Thành Long sẽ giới thiệu chi tiết về thể tích của hình hộp chữ nhật, công thức tổng quát để tính thể tích của hình hộp chữ nhật. Qua đó học sinh biết áp dụng công thức vào giải các bài tập có liên quan.

Phần 1: Kiến thức cần nhớ

Hình hộp chữ nhật có:

Chiều dài a (m)

Chiều rộng b (m)

Chiều cao c (m)

V = a x b x c (m3)

Phần 2: Chữa bài tập 1, 2, 3 trang 121 sách giáo khoa toán 5.

Bài 1: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c:

  1. a = 5 cm; b = 4 cm;      c= 9 cm.
  2. a = 1,5m; b = 1,1 m;    c = 0,5m.
  3. a = $\frac{2}{5}$dm; b =$\frac{5}{4}$dm;    c =$\frac{4}{3}$dm.  

Bài giải:

  1. V = a x b x c = 5 cm x 4 cm x 9 cm = 180 cm3
  2. V = a x b x c = 1,5 m x 1,1 m x 0,5 m = 0,825 m3
  3. V = a x b x c = $\frac{2}{5}$dm x $\frac{5}{4}$dm x$\frac{4}{3}$dm = $\frac{2}{3}$dm3

Bài 2: Tính thể tích khối gỗ có dạng như hình bên.

Bài giải:

Cần chia khối gỗ đã cho thành hai khối gỗ có dạng hình hộp chữ nhật.

Khối gỗ thứ nhất có chiều dài 15 cm, chiều rộng 6 cm, chiều cao 5 cm.

Khối gỗ thứ hai có chiều dài 8 cm, chiều rộng 6 cm, chiều cao 5 cm.

Thể tích của khối gỗ thứ nhất là:

V1 = 15 x 6 x 5 = 450 (cm3)

Thể tích của khối gỗ thứ nhất là:

V2 = 8 x 6 x 5 = 240 (cm3)

Thể tích của khối gỗ đã cho là:

450 + 240 = 690 (cm3)

Đáp số: 690 cm3

Bài 3: Tính thể tích của hòn đá nằm trong bể nước ( hình sgk trang 121 )

Bài giải:

Thể tích của lượng nước đang có trong bể là:

5 x 10 x 10 = 500 (cm3)

Thể tích của nước và hòn đá là:

7 x 10 x 10 = 700 (cm3)

Thể tích của hòn đá là:

700 – 500 = 200 (cm3)

Đáp số: 200 cm3

Học sinh và phụ huynh có thể tham khảo thêm các khóa học mở rộng và nâng cao  kiến thức Toán:

 Khóa học toán cơ bản và mở rộng lớp 5

Ôn và luyện toán lớp 5 học kì I

Tư duy và bồi dưỡng HSG lớp 5

Các dạng toán trọng tâm nâng cao violympic lớp 5

Luyện thi violympic cấp quốc gia lớp 5

Trạng nguyên nhí chương trình bổ trợ học sinh Tiểu học

Hệ thống giáo dục trực tuyến Vinastudy.vn chúc em học tốt

Hỗ trợ học tập:

_Kênh Youtube:http://bit.ly/vinastudyvn_tieuhoc

_Facebook fanpage:https://www.facebook.com/767562413360963/

_Hội học sinh Vinastudy Online:https://www.facebook.com/groups/online.vinastudy.vn/

 



 

Đề cương khoá học

1. Bài giảng học thử học kì I

2. Bài giảng học thử học kì II

3. BÀI HỌC TUẦN 1 (04/09 - 10/09)

4. BÀI HỌC TUẦN 2 (11/09 - 17/09)

5. BÀI HỌC TUẦN 3 (18/09 - 24/09)

6. BÀI HỌC TUẦN 4 (25/09 - 01/10)

7. BÀI HỌC TUẦN 5 (02/10 - 08/10)

8. BÀI HỌC TUẦN 6 (09/10 - 15/10)

9. BÀI HỌC TUẦN 7 (16/10 - 22/10)

10. BÀI HỌC TUẦN 8 (23/09 - 29/10)

11. BÀI HỌC TUẦN 9 (30/10 - 05/11)

12. BÀI HỌC TUẦN 10 (06/11 - 12/11)

13. BÀI HỌC TUẦN 11 (13/11 - 19/11)

14. BÀI HỌC TUẦN 12 (20/11 - 26/11)

15. BÀI HỌC TUẦN 13 (27/11 - 03/12)

16. BÀI HỌC TUẦN 14 (04/12 - 10/12)

17. BÀI HỌC TUẦN 15 (11/12 - 17/12)

18. BÀI HỌC TUẦN 16 (18/12 - 24/12)

19. BÀI HỌC TUẦN 17 (25/12 - 31/12)

20. BÀI HỌC TUẦN 18 (01/01 - 07/01)

21. BÀI HỌC TUẦN 19 (08/01 - 14/01)

22. BÀI HỌC TUẦN 20 (15/01 - 21/01)

23. BÀI HỌC TUẦN 21 (22/01 - 28/01)

24. BÀI HỌC TUẦN 22 (29/01 - 04/02)

25. BÀI HỌC TUẦN 23 (05/02 - 11/02)

26. BÀI HỌC TUẦN 24 (12/02 - 18/02)

27. BÀI HỌC TUẦN 25 (19/02 - 25/02)

28. BÀI HỌC TUẦN 26 (26/02 - 04/03)

29. BÀI HỌC TUẦN 27 (05/03 - 11/03)

30. BÀI HỌC TUẦN 28 (12/03 - 18/03)

31. BÀI HỌC TUẦN 29 (19/03 - 25/03)

32. BÀI HỌC TUẦN 30 (26/03 - 01/04)

33. BÀI HỌC TUẦN 31 (02/04 - 08/04)

34. BÀI HỌC TUẦN 32 (09/04 - 15/04)

35. BÀI HỌC TUẦN 33 (16/04 - 22/04)

36. BÀI HỌC TUẦN 34 (23/04 - 29/04)