Bài 13: Tính giá trị của biểu thức
Vui lòng đăng nhập để xem bài học!
Video bài giảng Bài 13: Tính giá trị của biểu thức nằm trong khóa học Toán nâng cao lớp 3, được hệ thống giáo dục Vinastudy giới thiệu tới quí phụ huynh và các em học sinh nhằm mục đích hỗ trợ các em học tập tốt hơn các bài toán tính giá trị biểu thức.
Lý thuyết cần nhớ
1.Biểu thức
Biểu thức gồm các số được nối với nhau bởi các phép tính.
Ví dụ: 1+ 2+ 3
5 x 4 : 2
2.Giá trị biểu thức
Là kết quả sau khi thực hiện các phép tính trong biểu thức. Giá trị biểu thức là kết quả của các phép tính.
Ví dụ: 13 + 20 + 10 = 43
3.Tính giá trị của biểu thức
- Biểu thức chứa cộng, trừ hoặc nhân , chia
Ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải
Ví dụ:
100 – 80 + 25 8 x 6 : 2
= 20 + 25 = 48 : 2
= 45 = 24
- Biểu thức chứa cả phép tính cộng, trừ, nhân, chia
Thực hiện phép tính nhân chia trước, cộng trừ sau.
Ví dụ: 54 + 27 : 9
= 54 + 3
= 57
- Biểu thức chứa dấu ngoặc (), [], {}
Nếu biểu thức chứa các loại dấu ngoặc như: ngoặc tròn () , ngoặc nhọn {} , ngoặc vuông [] thì thực hiện các phép tính trong ngoặc trước. Sau đó thực hiện các phép tính ngoài ngoặc.
Ví dụ: 10 + [20 + (50 – 10)]
= 10 + [20 + 40]
= 10 + 60
= 70
Thực hiện các phép tính trong ngoặc (), [], {} thì thực hiện theo thứ tự : Ngoặc tròn (), đến ngoặc vuông [], và cuối cùng là ngoặc nhọn {}.
Ví dụ: 34 + 4 + {4 x [30 + (20 – 4)]}
= 34 + 4 + {4 x [30 + 16]}
= 34 + 4 + {4 x 46}
= 34 + 4 + 184
= 38 + 184
= 222
Nội dung video
Với thời lượng 30: 24, thầy Nguyễn Thành Long sẽ giúp đưa tới cho học sinh các bài tập và lời giải cụ thể của các bài toán đặc trưng, góp phần giúp các em nắm vững dạng toán tính giá trị biểu thức. Các bài toán trong dạng toán này sẽ giúp các em học sinh lớp 3 biết cách tính giá trị của biểu thức, áp dụng để giải được các bài tập liên quan một cách dễ dàng
Phần 1: Kiến thức cần nhớ
1.Trong phép tính có phép cộng và phép trừ.
Ta thực hiện phép tính từ trái sang phải.
Ví dụ: Tính
- 15 + 22 – 10
= 37 – 10
= 27
- 60 – 12 + 4
= 48 + 4
= 52
2.Trong biểu thức có phép nhân và phép chia
+ Ưu tiên tính phép chia trước ( nếu có thể)
+ Thực hiện từ trái sang phải
Ví dụ: Tính
a) 4 x 12 : 3
Cách 1: 4 x 4 = 16
Cách 2: 4 x 12 : 3
= 48 : 3
= 16
b) 12 x 4 : 3
= 48 : 3
= 16
3.Trong biểu thức có các phép tính: Cộng, trừ, nhân, chia
+ Nhân, chia trước, cộng trừ sau.
+ Thực hiện phép tính từ trái sang phải
Ví dụ:
a) 41 x 5 – 99 b) 100 : 2 + 56
= 205 – 99 = 50 + 56
= 106 = 106
4.Trong biểu thức có dấu ()
+ Ta ưu tiên phép tính trong dấu () trước.
+ Thực hiện từ trái sang phải.
Ví dụ: Tính
a) (26 + 15) x 4
= 41 x 4
= 164
b) ( 74 – 38 ) : 3
= 36 : 3
= 12
Phần 2: Các ví dụ
Ví dụ 1 : Tính giá trị của biểu thức
a.72 + 6 x 8
b.87 – 15 x 3
c.80 + 28 : 2
d.205 – 39 : 3
Bài giải:
a) 72 + 6 x 8 = 72 + 48 = 120 |
b) 87 – 15 x 3 = 87 – 45 = 42
|
c) 80 + 28 : 2 = 80 + 14 = 94 |
d) 205 – 39 : 3 = 205 – 13 192 |
Ví dụ 2: Tính giá trị biểu thức
a.105 x (46 – 39)
b.72 : (4 x 2)
c.64 : ( 8 : 4)
d.( 162 – 61 – 1 ) : 5
Bài giải:
a) 105 x (46 – 39) = 105 x 7 = 735
|
b) 72 : (4 x 2) = 72 : 8 = 9 |
c) 64 : ( 8 : 4) = 64 : 2 = 32 |
d) ( 162 – 61 – 1 ) : 5 = (101 – 1 ) : 5 = 100 : 5 = 20 |
Ngoài ra, VinaStudy còn có các khóa học giúp các con học sinh lớp 3 mở rộng, nâng cao kiến thức Toán của mình như:
Khóa học cơ bản, bám sát sách giáo khoa
Khóa ôn va luyện toán 3 học kì I
Hệ thống Vinastudy chúc các con học tập thật tốt !
Anh chị phụ huynh tham khảo thêm các khóa học khác của lớp 3:
Đề cương khoá học
1. Bài giảng học thử học kì I
2. Bài giảng học thử học kì II
3. Cấp độ 1: Các kĩ thuật và kiến thức cần thiết trong chương trình toán lớp 3
4. Cấp độ 2: Các dạng bài tập trọng tâm nâng cao trong chương trình lớp 3