Ước và bội.
Vui lòng đăng nhập để xem bài học!
Trong chương trình môn toán hiện nay, chương trình học mỗi khối lớp đều có nét đặc trưng riêng song luôn có sự gắn kết và bổ sung giữa các đơn vị kiến thức. Trong năm học đầu tiên của THCS, học sinh lớp 6 sẽ bước đầu làm quen với nội dung kiến thức mới là ước và bội của một số. Trong phân môn số học, mặc dù các em đã được học ở tiểu học, nhưng với những đòi hỏi ở cấp THCS, các em cần trình bày bài học logic hơn, có cơ sở hơn, vì vậy hầu hết các học sinh đều gặp khó khăn khi học những phần kiến thức mới như kiến thức về ước và bội.
Nhận thấy sự khó khăn của các em khi học nội dung kiến thức ước và bội, thầy Nguyễn Thành Long cùng Hệ thống học trực tuyến Vinastudy xây dựng video bài giảng “Ước và bội” bám sát nội dung học trong sách giáo khoa lớp 6 tập 1 gửi đến các em học sinh. Video được xây dựng với mục tiêu giúp các em có thể:
- Năm được định nghĩa bội và ước của một số, ký hiệu tập hợp ước, bội của một số
- Kiểm tra được một số có hay không là ước hoặc ội của một số cho tước
- TÌm ước và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản
Video với độ dài 7 phút 23 giây sẽ là tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất về ước và bội của một số.
Lý thuyết của bài học
- Ước và bội
Cho hai số tự nhiên a và b ()
Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a
Ví dụ 1: ta có: 18 là bội của 6
6 là ước của 18
Ví dụ 2: ta có 15 là bội của 3
3 là ước của 15
- Cách tìm ước và bội
- Cách tìm bội của một số:
Ta có thể tìm các bội của một số khác 0 bằng cách nhân số đó lần lượt với 0; 1; 2; 3; ….
Kí hiệu: B(a) : Tập hợp các bội của số tự nhiên a
Ví dụ: B(3) là tập hợp các bội của 3
B(7) là tập hợp các bội của 7
- Cách tìm ước của một số:
Ta có thể thìm các ước của a (a > 1) bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.
Kí hiệu: Ư(b) : Tập hợp các ước của số tự nhiên b
Ví dụ: Ư(4) là tập hợp các ước của 3
B(7) là tập hợp các ước của 7
Nội dung video
Trong video lần này, bằng nhiều ví dụ minh họa cụ thể, thầy Nguyễn Thành Long sẽ hỗ trợ các em học tập nội dung ước và bội của một số.
Dưới đây là các ví dụ về tìm ước, tìm bội của một số mà thầy giáo hướng dẫn trong video
Ví dụ: Tìm các bội của 7 và nhỏ hơn 30
Hướng làm bài: Đi tìm các số chia hết cho 7 và các số đó nhỏ hơn 30
Đáp án: B(7) = {0;7;14;21;28}
Ví dụ 2: Tìm các ước của 8
Hướng làm bài: Lần lượt chia 8 cho các số từ 1 đến 8 xem 8 chia hết cho số nào. Khi đó các số đó là ước của 8
Đáp án: Ư(8)={1;2;4;8}
Ví dụ 3: Tìm các số tự nhiên x mà và x < 40
Hướng làm bài: Đi tìm các số chia hết cho 7 và các số đó nhỏ hơn 30
Đáp án:
Ví dụ 4: Tìm cá phần tử của tập hợp Ư(12)
Hướng làm bài: Lần lượt chia 12 cho các số từ 1 đến 12 xem 12 chia hết cho số nào. Khi đó các số đó là ước của 12
Đáp án: Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
Ví dụ 5: Tìm tập hợp các số là bội của 9
Hướng làm bài: Đi tìm các số chia hết cho 9
Đáp án: B(9) ={0; 9; 18;27;36;…}
Chú ý: Tập hợp bội của 9 có vô số phần tử
à Tổng quát: Tập hợp bội của số tự nhiên a có vô số phần tử
Sau khi học xong kiến thức lý thuyết về ước và bội, các em có thể làm các bài tập trong sách giáo khoa để luyện tập kỹ năng làm bài tập. Để xem hướng dẫn và lời giải các bài tập từ bài 111 đến 114 trong sách giáo khoa Toán 6, tập 1 các em có thể xem video sau của thầy, video “Giải bài tập trang 44, 45 – SGK Toán 6 tập 1”
Đề cương khoá học
1. Bài giảng học thử học kì I
2. Bài giảng học thử học kì II
3. Chương I: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên.
4. Chương II: Số nguyên.
5. Chương III: Đoạn thẳng.
6. Phần 2. Bài tập theo tuần học kì I lớp 6
7. Chương IV: Phân số.
8. Chương V: Góc
9. Phần 4. Bài tập theo tuần của học kì II lớp 6