Ước chung và bội chung.
Vui lòng đăng nhập để xem bài học!
Số học là phân môn quan trọng trong toán học, gắn bó với chúng ta xuyên suốt quá trình học tập bộ môn Toán từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông. Học sinh được tiếp xúc với Số học từ những kiến thức đơn giản nhất như các phép toán, tính chia hết, ước và bội,… Bài học ngày hôm nay – bài “Ước chung và bội chung” sẽ giúp các em mở rộng hơn kiến thức của bản thân về Số học nói chung và kiến thức về ước, bội của số tự nhiên nói riêng.
Video bài giảng được thầy Nguyễn Thành Long cùng các thầy cô tại Hệ thống giáo dục trực tuyến Vinastudy xây dựng bám sát chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 6. Thông qua video, các em học sinh có thể hiểu rõ về khái niệm, cách tìm ước chung, bội chung của hai hay nhiều số, từ đó có thể giải bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập một cách thành thạo.
Mục tiêu của bài học
Sau khi học hết video bài giảng, học sinh có thể:
- Phát biểu được định nghĩa ước chung, bội chung, khái niệm giao của hai tập hợp
- Tìm được ước chung, bội chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước, liệt kê các bội rồi tìm ra các phần tử của hai tập hợp.
- Biết sử dụng ký hiệu giao của hai tập hợp
- Tìm ước chung và bội chung trong một số bài toán đơn giản
Yêu cầu
Để nắm được các kiến thức về tìm ước chung, bội chung của hai hay nhiều số, học sinh cần nắm vững một số kiến thức cơ bản:
- Tính chia hết, chia có dư của hai số tự nhiên
- Khái niệm về ước, bội của một số
- Cách tìm ước, bội của một số
Lý thuyết của bài học
Bài học giới thiệu đến các học sinh lý thuyết cơ bản nhất về ước chung và bội chung, bao gồm:
- Định nghĩa, kí hiệu ước chung:
+ Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó
+ ƯC(a; b) là ước chung của hai số a và b
- Định nghĩa, kí hiệu bội chung:
+ Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó
+ BC(a; b) là bội chung của hai số a và b
- Định nghĩa, kí hiệu giao của hai tập hợp:
+ Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó
+ Ký hiệu giao:
Nội dung video
Trong video này, để các em có thể tiếp thu bài học một cách dễ dàng hơn, thầy Nguyễn Thành Long đã sử dụng phương pháp dạy học đi từ ví dụ cụ thể, rồi từ đó đưa ra các kiến thức lý thuyết quan trọng, cuối cùng là các ví dụ củng cố mở rộng kiến thức về ước chung, bội chung.
Nội dung video được chia thành hai phần, phần đầu tiên với thời lượng 4 phút 30 giây, thầy sẽ giới thiệu lý thuyết và các ví dụ về ước chung, 4 phút 27 giây còn lại thầy sẽ hướng dẫn học sinh học tập nội dung kiến thức bội chung.
- Ước chung
Ví dụ 1 : A = Ư(4) = {1, 2 ,4}
B = Ư(6) = {1; 2; 3; 6}
-> ƯC(4; 6) = {1; 2}
-> Phát biểu định nghĩa: Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó
Chú ý: Trong ví dụ 1, tập hợp ƯC(4; 6) tạo bởi các phần tử chung của hai tập hợp Ư(4) và Ư(6), gọi là giao của hai tập hớp Ư(4) và Ư(6)
-> Định nghĩa: Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó
- Bội chung
- Ví dụ: Tập hợp các số là bội của 4 là
B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28;…}
Tập hợp các số là bội của 6 là
B(6) = {0; 6; 12; 18; 24;…}
Khi đó: BC(4; 6) = {0; 12; 24;…}
-> Phát biểu định nghĩa: Bội chung của hai hay nhiều số là bội chung của tất cả các số đó
Đề cương khoá học
1. Bài giảng học thử học kì I
2. Bài giảng học thử học kì II
3. Chương I: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên.
4. Chương II: Số nguyên.
5. Chương III: Đoạn thẳng.
6. Phần 2. Bài tập theo tuần học kì I lớp 6
7. Chương IV: Phân số.
8. Chương V: Góc
9. Phần 4. Bài tập theo tuần của học kì II lớp 6