Các bài toán hình về diện tích

 Cộng đồng zalo giải đáo bài tập 

Các bạn học sinh tham gia nhóm zalo để trao đổi giải đáp bài tập nhé 

Con sinh năm 2009 https://zalo.me/g/cieyke829
Con sinh năm 2010 https://zalo.me/g/seyfiw173
Con sinh năm 2011 https://zalo.me/g/jldjoj592
Con sinh năm 2012 https://zalo.me/g/ormbwj717
Con sinh năm 2013 https://zalo.me/g/lxfwgf190
Con sinh năm 2014 https://zalo.me/g/bmlfsd967
Con sinh năm 2015 https://zalo.me/g/klszcb046

Chia sẻ nếu thấy tài liệu này có ích!

Hệ thống giáo dục Vinastudy xin giới thiệu đến quý phụ huynh, thầy cô và các em học sinh Đáp án và Đề kiểm tra giữa học kì II - Môn Toán Lớp 7 - Trường Quận Hà Đông - Năm học 2017 - 2018. Hi vọng đề sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh ôn tập lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài. Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẬN HÀ ĐÔNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

 

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: 2017 - 2018

MÔN: TOÁN LỚP 7

Thời gian làm bài: 60 phút

 

I) TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (1 điểm)


Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (viết vào bài làm).

Câu 1: Cộng trừ các đơn thức: $2{{x}^{6}}{{y}^{12}}-4{{x}^{6}}{{y}^{12}}+3{{x}^{6}}{{y}^{12}}+\left( -{{x}^{6}}{{y}^{12}} \right)$ 

A.0                                B. ${{x}^{6}}{{y}^{12}}$                                    C. $2{{x}^{6}}{{y}^{12}}$                               D. $-2{{x}^{6}}{{y}^{12}}$

Câu 2: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng ?

A.Trong tam giác, cạnh đối diện với góc lớn nhất là cạnh nhỏ nhất.

B.Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc nhọn là cạnh nhỏ nhất.

C.Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh nhỏ nhất là góc nhọn.

D.Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn nhất là góc tù.

Câu 3: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng ?

A.Góc ngoài của một tam giác phải là góc tù.

B.Góc ngoài của một tam giác lớn hơn các góc trong của tam giác.

C.Góc ở đáy của một tam giác cân phải là góc nhọn.

D.Góc ở đỉnh của một tam giác cân phải là góc tù.

Câu 4: Một cửa hàng bán áo sơ mi đã ghi lại số áo đã bán theo các cỡ như sau:

 

Cỡ áo

36

37

38

39

40

Số lượng

18

21

30

35

24

Mốt của dấu hiệu là:

A.40                                             B. 39                                           C. 38                                          D. 35

II) TỰ LUẬN (9 điểm)

Bài 1: (4 điểm)

a.Thu gọn rồi tìm hệ số và bậc của đơn thức sau: A = $\left( -\frac{1}{3}{{x}^{2}}y \right).\left( -\frac{2}{3}x{{y}^{2}} \right).\left( 1\frac{1}{2}x{{y}^{2}} \right)$

b.Tính giá trị của biểu thức: P = ${{x}^{2}}+3xy+{{y}^{2}}$ với $x=\frac{1}{5};y=-1$

Bài 2: (4 điểm) Cho $\Delta $ABC cân tại A. Trên tia đối của các tia BC và CB lấy thứ tự hai điểm D và E sao cho BD = CE.

a.Chứng minh: $\Delta $ADE cân.

b.Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh: AM là tia phân giác của góc DAE.

c.Từ B và C kẻ BH, CK theo thứ tự vuông góc với AD và AE (H $\in $ AD; K $\in $ AE). Chứng minh: BH = CK.

d.Chứng minh ba đường thẳng AM, BH, CK gặp nhau tại một điểm.

Bài 3: (1 điểm) Chứng minh rằng nếu $|x|\ge 3;|y|\ge 3;|z|\ge 3$ thì: A = $\frac{xy+yz+zx}{xyz}$ có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 1.

           

---------------Hết-------------------

-Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

-Học sinh không sử dụng tài liệu và máy tính bỏ túi.

 

 

HƯỚNG DẪN GIẢI

I.TRẮC NGHIỆM  KHÁCH QUAN

Câu 1. A

Câu 2. C

Câu 3. C

Câu 4. B

II.TỰ LUẬN

Bài 1.

a.

A = $\left( -\frac{1}{3}{{x}^{2}}y \right).\left( -\frac{2}{3}x{{y}^{2}} \right).\left( 1\frac{1}{2}x{{y}^{2}} \right)=\frac{1}{3}{{x}^{4}}{{y}^{5}}$

=>Hệ số: $\frac{1}{3}$

Bậc: 9

b.

Thay $x=\frac{1}{5};y=-1$ vào P ta được:

$P={{\left( \frac{1}{5}5 \right)}^{2}}+3.\frac{1}{5}.\left( -1 \right)+{{\left( -1 \right)}^{2}}=\frac{11}{25}$

Bài 2.

a.

H9

Tam giác ABC cân tại A

=>AB = AC (định nghĩa)

$\widehat{ABC}=\widehat{ACB}$ (định lí)

=>$\widehat{ABD}=\widehat{ACE}$ (kề bù với hai góc bằng nhau)

Xét $\Delta ADB$ và $\Delta AEC$ có:

$\widehat{ABD}=\widehat{ACE}$ (cmt)

AB = AC

BD = CE

=>$\Delta ADB=\Delta AEC\,\left( c-g-c \right)$

=>AD = AE (cạnh tương ứng)

=>$\Delta ADE$ cân tại A.

b.

M là trung điểm BC

=>M là trung điểm DE

=>AM là đường trung tuyến của tam giác ADE

Mà tam giác ADE cân tại A.

=>AM là tia phân giác của góc DAE

c.

Ta có: $\Delta ADB=\Delta AEC\,\left( cmt \right)$

=>$\widehat{DAB}=\widehat{EAC}$ (góc tương ứng)

Hay $\widehat{HAB}=\widehat{KAC}$

Xét $\Delta AHB$ và $\Delta AKC$ có:

AB = AC

$\widehat{HAB}=\widehat{KAC}$ (cmt)

$\widehat{AHB}=\widehat{AKC}={{90}^{0}}$

=>$\Delta AHB$=$\Delta AKC$(cạnh huyền  - góc nhọn)

=>AH = AK; HB = KC (cạnh tương ứng)

d.

Giả sử BH cắt CK tại N

=>Chứng minh 3 điểm: A, M, N thẳng hàng.

Xét $\Delta AHN$ và $\Delta AKN$ có:

AH = AK (cmt)

AN: chung

$\widehat{AHN}=\widehat{AKN}={{90}^{0}}$

=>$\Delta AHN$=$\Delta AKN$(cạnh huyền  - cạnh góc vuông)

=>$\widehat{HAN}=\widehat{KAN}$ (góc tương ứng)

=>AN là phân giác của góc HAK

Hay AN là phân giác của góc DAE

Mà AM là phân giác của góc DAE (cmt)

=>A, N, M thẳng hàng

=>đpcm.

Bài 3.

Ta có: $\left| x \right|\ge 3=>x\ge 3=>\frac{1}{x}\le \frac{1}{3}$

$\left| y \right|\ge 3=>y\ge 3=>\frac{1}{y}\le \frac{1}{3};\left| z \right|\ge 3=>z\ge 3=>\frac{1}{z}\le \frac{1}{3}$

Có:

$A=\frac{xy+yz+zx}{xyz}=\frac{1}{z}+\frac{1}{x}+\frac{1}{y}\le \frac{1}{3}+\frac{1}{3}+\frac{1}{3}=1$

=>$A\le 1$

=>đpcm

 Cộng đồng zalo giải đáo bài tập 

Các bạn học sinh tham gia nhóm zalo để trao đổi giải đáp bài tập nhé 

Con sinh năm 2009 https://zalo.me/g/cieyke829
Con sinh năm 2010 https://zalo.me/g/seyfiw173
Con sinh năm 2011 https://zalo.me/g/jldjoj592
Con sinh năm 2012 https://zalo.me/g/ormbwj717
Con sinh năm 2013 https://zalo.me/g/lxfwgf190
Con sinh năm 2014 https://zalo.me/g/bmlfsd967
Con sinh năm 2015 https://zalo.me/g/klszcb046