Các bài toán hình về diện tích

 Cộng đồng zalo giải đáo bài tập 

Các bạn học sinh tham gia nhóm zalo để trao đổi giải đáp bài tập nhé 

Con sinh năm 2009 https://zalo.me/g/cieyke829
Con sinh năm 2010 https://zalo.me/g/seyfiw173
Con sinh năm 2011 https://zalo.me/g/jldjoj592
Con sinh năm 2012 https://zalo.me/g/ormbwj717
Con sinh năm 2013 https://zalo.me/g/lxfwgf190
Con sinh năm 2014 https://zalo.me/g/bmlfsd967
Con sinh năm 2015 https://zalo.me/g/klszcb046

Chia sẻ nếu thấy tài liệu này có ích!

 Hệ thống giáo dục Vinastudy xin giới thiệu đến quý phụ huynh, thầy cô và các em học sinh Đáp án và Đề kiểm tra giữa học kì II - Môn Toán Lớp 6 - Trường THPT Tứ Liên - Năm học 2017 - 2018. Hi vọng đề sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh ôn tập lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài. Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

 

 

 

 

     UBND QUẬN TÂY HỒ                                                  ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

   TRƯỜNG THCS TỨ LIÊN                                                           MÔN TOÁN 6

       ĐỀ CHÍNH THỨC                                                            NĂM HỌC:2017 – 2018

        (Đề gồm 01 trang)                                                            (Thời gian làm bài: 90 phút)

                 

Bài 1 (1 điểm). Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự tăng dần:

                                       $\frac{1}{5};\frac{1}{-3};\frac{1}{30};\frac{-1}{6}$

Bài 2 (3 điểm). Thực hiện phép tính (tính nhanh nếu có thể):

a.$\frac{9}{15}+\frac{-1}{25}+\frac{-7}{20}$

b.$\frac{-3}{8}+\frac{12}{25}+\frac{5}{-8}+\frac{2}{-5}+\frac{13}{25}+1$

c.$\frac{{{3}^{4}}.2-{{3}^{6}}}{{{3}^{4}}.17+{{4.3}^{4}}}$

Bài 3 (3 điểm). Tìm x biết:

a.$x-\frac{2}{3}=\frac{-5}{12}$

b.$\frac{x+5}{3}=\frac{5}{9}$

c.$\frac{x-2}{27}=\frac{3}{x-2}$

Bài 4 (2,5 điểm). Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia$Ox$, vẽ tia$Oy$và$Ot$sao cho góc $\widehat{xOy}={{30}^{o}}$;góc$\widehat{xOt}={{60}^{o}}$.

a.Trong 3 tia $Ox,Oy,Ot$tia nào nằm giữa hia tia còn lại?

b.Tính góc $\widehat{yOt}$. Tia $Oy$có phải là phân giác của góc $\widehat{xOt}$hay không?

c.Gọi$Om$là tia đối của tia$Ox$. Tính góc$\widehat{mOt}$?

Bài 5 (0,5 điểm). Chứng tỏ với mọi giá trị n là số nguyên thì phân số có dạng$\frac{n+1}{2n+3}$đều là phân số tối giản?

 

 

 

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II LỚP 6 TRƯỜNG THCS TỨ LIÊN

NĂM HỌC: 2017 – 2018

 

Bài 1.

MSC = 30

Quy đồng các phân số ta được:

$\frac{1}{5}=\frac{6}{30};\frac{1}{-3}=\frac{-1}{3}=\frac{-10}{30};\frac{1}{30};\frac{-1}{6}=\frac{-5}{30}$

Mà: $\frac{-10}{30}<\frac{-5}{30}<\frac{1}{30}<\frac{6}{30}$

=>$-\frac{1}{3}<-\frac{1}{6}<\frac{1}{30}<\frac{1}{5}$

Bài 2.

a.$\frac{9}{15}+\frac{-1}{25}+\frac{-7}{20}=\frac{3}{5}-\frac{1}{25}-\frac{7}{20}=\frac{60}{100}-\frac{4}{100}-\frac{35}{100}=\frac{21}{100}$

b.$-\frac{3}{8}+\frac{12}{25}+\frac{5}{-8}+\frac{2}{-5}+\frac{13}{25}+1$

$=\left( \frac{-3}{8}-\frac{5}{8} \right)+\left( \frac{12}{25}+\frac{13}{25} \right)-\frac{2}{5}+1=-1+1-\frac{2}{5}+1=\frac{5-2}{5}=\frac{3}{5}$

c.$\frac{{{3}^{4}}.2-{{3}^{6}}}{{{3}^{4}}.17+{{4.3}^{4}}}=\frac{{{3}^{4}}\left( 2-{{3}^{2}} \right)}{{{3}^{4}}\left( 17+3 \right)}=\frac{-7}{21}=-\frac{1}{3}$

Bài 3.

a.

$x-\frac{2}{3}=\frac{-5}{12}=>x=\frac{-5}{12}+\frac{2}{3}=>x=\frac{-5+8}{12}=>x=\frac{1}{4}$

b.

$\frac{x+5}{3}=\frac{5}{9}=>\frac{3\left( x+5 \right)}{9}=\frac{5}{9}=>3\left( x+5 \right)=5=>3x=-10=>x=\frac{-10}{3}$  

c.

$\frac{x-2}{27}=\frac{3}{x-2}=>{{\left( x-2 \right)}^{2}}=81$

=>$x-2=9$ hoặc $x-2=-9$

=>$x=11$ hoặc $x=-7$

Bài 4.

h4

a.

Trên nửa mặt phẳng bờ là tia Ox có:

$\widehat{xOy}<\widehat{xOt}\left( do\,{{30}^{0}}<{{60}^{0}} \right)$

=>Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Ot

b.

Có tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Ot (gt)

=>$\widehat{xOy}+\widehat{yOt}=\widehat{xOt}=>{{30}^{0}}+\widehat{yOt}={{60}^{0}}=>\widehat{yOt}={{30}^{0}}$

$=>\widehat{xOy}=\widehat{yOt}=\frac{\widehat{xOt}}{2}={{30}^{0}}$

=>Oy là tia phân giác của góc xOt

c.

Om là tia đối của tia Ox =>$\widehat{xOm}={{180}^{0}}$

=>Ot nằm giữa Ox và Om

=>$\widehat{xOt}+\widehat{tOm}=\widehat{xOm}=>{{60}^{0}}+\widehat{tOm}={{180}^{0}}=>\widehat{tOm}={{120}^{0}}$

Bài 5.

Gọi d=UCLN$\left( n+1;2n+3 \right);\left( d\in {{N}^{*}} \right)$

$=>n+1\vdots d;2n+3\vdots d=>2n+3-\left( 2n+2 \right)\vdots d=>1\vdots d=>d=1$

=>đpcm

 

 Cộng đồng zalo giải đáo bài tập 

Các bạn học sinh tham gia nhóm zalo để trao đổi giải đáp bài tập nhé 

Con sinh năm 2009 https://zalo.me/g/cieyke829
Con sinh năm 2010 https://zalo.me/g/seyfiw173
Con sinh năm 2011 https://zalo.me/g/jldjoj592
Con sinh năm 2012 https://zalo.me/g/ormbwj717
Con sinh năm 2013 https://zalo.me/g/lxfwgf190
Con sinh năm 2014 https://zalo.me/g/bmlfsd967
Con sinh năm 2015 https://zalo.me/g/klszcb046