Các bài toán hình về diện tích
Cộng đồng zalo giải đáo bài tập
Các bạn học sinh tham gia nhóm zalo để trao đổi giải đáp bài tập nhé
Con sinh năm 2009 | https://zalo.me/g/cieyke829 |
Con sinh năm 2010 | https://zalo.me/g/seyfiw173 |
Con sinh năm 2011 | https://zalo.me/g/jldjoj592 |
Con sinh năm 2012 | https://zalo.me/g/ormbwj717 |
Con sinh năm 2013 | https://zalo.me/g/lxfwgf190 |
Con sinh năm 2014 | https://zalo.me/g/bmlfsd967 |
Con sinh năm 2015 | https://zalo.me/g/klszcb046 |
Chia sẻ nếu thấy tài liệu này có ích!
Hệ thống giáo dục Vinastudy xin giới thiệu đến quý phụ huynh, thầy cô và các em học sinh Đáp án và Đề kiểm tra giữa học kì II - Môn Toán Lớp 6 - Trường THPT Phùng Hưng- Năm học 2015 - 2016. Hi vọng đề sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh ôn tập lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài. Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
TRƯỜNG THCS PHÙNG HƯNG |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2015 – 2016 Môn: TOÁN – Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút
|
Câu 1: (2 điểm) Phát biểu quy tắc quy đồng mẫu hai hay nhiều phân số, lấy 2 ví dụ.
Câu 2: (2 điểm) Tìm $x$ :
a) $x+\frac{5}{3}=\frac{1}{81}$
b) $x-\frac{1}{5}=2$
c) $\frac{3}{x-5}=\frac{-4}{x+2}$
d) $\frac{x+3}{-4}=\frac{-9}{x+3}$
Câu 3: (2 điểm) Tính:
a) $\frac{5}{12}-\frac{3}{-16}+\frac{3}{4}$
b) $\frac{17}{-34}+\frac{25}{75}+\frac{121}{132}$
c) $\frac{-7}{21}+\left( 1+\frac{1}{3} \right)$
d) $\frac{-2}{7}.\frac{5}{11}+\frac{-2}{7}.\frac{6}{11}+\frac{60}{-35}$
Câu 4: (3 điểm) Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa tia Oa, vẽ 2 tia Ob và Oc sao cho $\widehat{aOb}={{130}^{0}},\widehat{aOc}={{40}^{0}}$ .
a) Tính số đo $\widehat{bOc}$ ?
b) Sắp xếp các góc: $\widehat{bOc},\widehat{aOc},\widehat{aOb}$ theo thứ tự nhỏ dần.
c) Vẽ tia Om là tia phân giác của $\widehat{bOc}$. So sánh: $\widehat{mOb}$ và $\widehat{mOa}$
Câu 5: (1 điểm) Chứng tỏ rằng phân số có dạng $\frac{3a+4}{2a+3}$ là phân số tối giản.
----------Hết----------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 6 TRƯỜNG PHÙNG HƯNG
NĂM HỌC 2015-2016
Câu 1.
Muốn quy đồng mẫu số nhiều phân số với mẫu số dương ta làm như sau:
Bước 1: Tìm bội chung của các mẫu (thường là bội chung nhỏ nhất (BCNN) để làm mẫu chung).
Bước 2: Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu (bằng cách chia mẫu chung cho từng mẫu).
Bước 3: Nhân cả tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng.
Câu 2.
a.$x+\frac{5}{3}=\frac{1}{81}=>x=\frac{1}{81}-\frac{5}{3}=>x=\frac{1}{81}+\frac{-135}{81}=>x=\frac{-134}{81}$
b.$x-\frac{1}{5}=2=>x=2+\frac{1}{5}=>x=\frac{10+1}{5}=>x=\frac{11}{5}$
c.$\frac{3}{x-5}=\frac{-4}{x+2}=>3\left( x+2 \right)=-4\left( x-5 \right)=>3x+4x=20-6=>7x=14=>x=2$
d.$\frac{x+3}{-4}=\frac{-9}{x+3}=>{{\left( x+3 \right)}^{2}}=\left( -4 \right).\left( -9 \right)=>{{\left( x+3 \right)}^{2}}=36$
=>$x+3=6$ hoặc $x+3=-6$
=>$x=3$ hoặc $x=-9$
Câu 3.
a.$\frac{5}{12}-\frac{3}{-16}+\frac{3}{4}=\frac{20}{48}+\frac{9}{48}+\frac{36}{48}=\frac{65}{48}$
b.$\frac{17}{-34}+\frac{25}{75}+\frac{121}{132}=\frac{-1}{2}+\frac{1}{3}+\frac{11}{12}=\frac{-6}{12}+\frac{4}{12}+\frac{11}{12}=\frac{3}{4}$
c.$-\frac{7}{21}+\left( 1+\frac{1}{3} \right)=\frac{-1}{3}+1+\frac{1}{3}=\left( \frac{-1}{3}+\frac{1}{3} \right)+1=0+1=1$
d.$\frac{-2}{7}.\frac{5}{11}+\frac{-2}{7}.\frac{6}{11}+\frac{60}{-35}=\frac{-2}{7}.\left( \frac{5}{11}+\frac{6}{11} \right)+\frac{-12}{7}=\frac{-2}{7}.1+\frac{-12}{7}=\frac{-14}{7}=-2$
Câu 4.
a.
Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa tia Oa:
Có : $\widehat{aOc}<\widehat{aOb};\left( {{40}^{0}}<{{130}^{0}} \right)$
Suy ra: tia Oc nằm giữa hai tia Oa và Ob
Do đó:
$\widehat{aOc}+\widehat{bOc}=\widehat{aOb}=>\widehat{bOc}=\widehat{aOb}-\widehat{aOc}={{130}^{0}}-{{40}^{0}}={{90}^{0}}$
b.
Có: ${{130}^{0}}>{{90}^{0}}>{{40}^{0}}=>\widehat{aOb}>\widehat{bOc}>\widehat{aOc}$
c.
Theo bài: Tia Om là tia phân giác của góc bOc.
Nên : $\widehat{mOb}=\frac{\widehat{bOc}}{2}=\frac{{{90}^{0}}}{2}={{45}^{0}}$
Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa tia Ob
Có: $\widehat{mOb}<\widehat{aOb};\left( {{45}^{0}}<{{130}^{0}} \right)$
=>Tia Om nằm giữa hai tia Ob và Oa
Do đó: $\widehat{mOb}+\widehat{mOa}=\widehat{aOb}=>\widehat{mOa}=\widehat{aOb}-\widehat{mOb}={{130}^{0}}-{{45}^{0}}=>\widehat{mOa}={{85}^{0}}$
Mà ${{85}^{0}}>{{45}^{0}}$
Nên: $\widehat{mOa}>\widehat{mOb}$
Câu 5.
Chứng tỏ rằng phân số có dạng $\frac{3a+4}{2a+3}$ là phân số tối giản.
Gọi UCLN$\left( 3a+4,2a+3 \right)=d;d\in {{N}^{*}}$
Ta có:$3a+4\vdots d;2a+3\vdots d$
Suy ra: $3\left( 2a+3 \right)-2\left( 3a+4 \right)\vdots d$
Hay :$6a+9-6a-8\vdots d=>1\vdots d$
Do đó: d = 1
UCLN$\left( 3a+4,2a+3 \right)=1=>\frac{3a+4}{2a+3}$ là phân số tối giản.
Cộng đồng zalo giải đáo bài tập
Các bạn học sinh tham gia nhóm zalo để trao đổi giải đáp bài tập nhé
Con sinh năm 2009 | https://zalo.me/g/cieyke829 |
Con sinh năm 2010 | https://zalo.me/g/seyfiw173 |
Con sinh năm 2011 | https://zalo.me/g/jldjoj592 |
Con sinh năm 2012 | https://zalo.me/g/ormbwj717 |
Con sinh năm 2013 | https://zalo.me/g/lxfwgf190 |
Con sinh năm 2014 | https://zalo.me/g/bmlfsd967 |
Con sinh năm 2015 | https://zalo.me/g/klszcb046 |