Hình thang – diện tích hình thang

Vui lòng đăng nhập để xem bài học!

Hình học trong chương trình toán lớp 5 là một phần tương đối khó ,Đặc biệt là với bài hình thang .Đây là một dạng hình học mới mà học sinh có thể đã nhìn thấy ở các vật dụng hàng ngày nhưng chưa thể gọi tên đó là hình gì. Thông qua bài giảng của trung tâm ,học sinh sẽ biết cách nhận biết được hình thang, tính chất của hình thang và cách tính diện tích của hình thang

Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, thầy giáo Nguyễn Thành Long sẽ giúp học sinh hiểu rõ định nghĩa về hình thang, cách nhận biết hình thang, công thức tính diện tích hình thang. Biết cách tính diện tích hình thang dựa vào diện tích các hình tam giác có trong hình thang.

LÝ THUYẾT BÀI GIẢNG

Khái niệm hình thang:

Hình thang là một tứ giác lồi có hai cạnh đối song song. Hai cạnh song song này được gọi là các cạnh đáy của hình thang. Hai cạnh còn lại gọi là hai cạnh bên.

=> Hình thang là tứ giác lồi có hai cạnh đối song song

Tính chất hình thang

Tính chất về góc

  • Hai góc kề một cạnh bên của hình thang có tổng bằng 180° (hai góc nằm ở vị trí trong cùng phía của hai đoạn thẳng song song là 2 cạnh đáy).
  • Trong hình thang cân, hai góc kề một đáy bằng nhau.

Tính chất về cạnh

  • Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau
  • Ngược lại, nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì chúng bằng nhau và hai cạnh đáy cũng bằng nhau
  • Trong hình thang cân, hai đường chéo bằng nhau

Tính chất đường trung bình

 Đường trung bình là đường thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang.

 +) Tính chất 1:

Đường trung bình là đường thẳng nối trung điểm 1 cạnh bên của hình thang và song song với 2 cạnh đáy thì sẽ đi qua trung điểm của cạnh bên còn lại.

+) Tính chất 2:

Đường trung bình của hình thang sẽ song song với 2 cạnh đáy và bằng 1/2 tổng 2 đáy.

Công thức tính diện tích hình thang

 Cho hình thang ABCD với dộ dài đáy CD là a, đáy AB là b và chiều cao h

Vẽ hình:

Công thức tính diện tích hình thang  $S=\frac{a+b}{2}\times h$

NỘI DUNG VIDEO

Video có dộ dài 12 phút, thầy giáo sẽ cho chúng ta biết thế nào là hình thang, công thức tính diện tích hình thang và các bài tập vận dụng công thức tính diện tích hình thang.

1)Hình thang

Vẽ hình :

 Ta có hình thang ABCD có:

AB// CD

AB là đáy bé

CD là đáy lớn

Từ A, kẻ AH vuông góc với CD

AH là đường cao của hình thang ABCD

Diện tích hình thang

Diện tích = trung bình cộng 2 đáy x chiều cao

     ${{S}_{ABCD}}=\frac{AB+CD}{2}=AH$

2)Bài tập luyện tập:

Bài 1: Tính diện tích hình thang biết :
a) Độ dài hai đáy lần lượt là 12 cm và 8 cm; chiều cao là 5 cm.
b) Độ dài hai đáy lần lượt là 9,4 m va 6,6m; chiều cao là 10,5 m.

Bài giải:

a)Diện tích hình thang có độ dài 12 cm và 8 cm; chiều cao là 5 cm

   $S=\frac{(a+b)}{2}=\frac{(12+8)x5}{2}=50c{{m}^{2}}$

Đáp số: 50 cm2

b)Diện tích hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 9,4m và 6,6 m , chiều cao là 10,5 m.

$S=\frac{(a+b)\times h}{2}=\frac{(9,4+6,6)\times 10,5}{2}=84{{m}^{2}}$

Đáp số: 84 m2

 

Bài 2: Một mảnh đất hình thang có tổng dộ dài đáy là 49m. nếu viết thêm vào đáy bé 4,5m và đáy lớn 12,5m thì diện tích mảnh đất sẽ tăng lên 144,5m2. Tính diện tích của hình thang lúc đầu.

 Bài giải:

Vẽ hình :

AB + CD = 49 m

BM = 4,5 m

CN = 12,5 m

Diện tích tăng lên :

SBMNC = $\frac{BM+NC}{2}=BH$

$144,5=\frac{4,5+12,5}{2}\times BH$

Chiều cao của hình thang là :

2 x 144,5 : (4,5 + 12,5) = 17 (m)

Diện tích hình thang lúc đầu là :

${{S}_{ABCD}}=\frac{AB+CD}{2}\times BH$

       $=\frac{49}{2}\times 17$

        = 416,5 m2

Đáp số : 416,5 m2

Bài tập 3 : Một thửa ruộng hình thang có trung bình cộng hai đáy là 60m, đường cao bằng cạnh của hình vuông có chu vi 160m.Người ta cấy lúa trên thửa ruộng này, cứ 300m2 thu được 3,5 tạ thóc. Tính xem cả thửa ruộng thu được bao nhiêu tạ thóc?

Bài giải:

Trung bình cộng của hai đáy là 60m

Độ dài đường cao là 160:4 = 40 m

Diện tích của thửa ruộng hình thang là:

S= 60 x 40 = 2400 (m2)

Số tạ thóc thu được là :

 (2400: 300) x 3,5 = 28 tạ

          Đáp số: 28 tạ

------------------

 

Học sinh và phụ huynh có thể tham khảo thêm các khóa học khác tại trung tâm :

Chương trình cơ bản theo sách giáo khoa lớp 5

Toán nâng cao lớp 5.

Toán tư duy và bồi dưỡng HSG lớp 5.

Luyện thi Violympic lớp 5 (2020)

Ôn và luyện toán 5 – Thi giữa kì và cuối kì

15 đề Vio Quốc gia – Toán 5.

Hệ thống giáo dục Vinastudy.vn chúc em học tốt!

Hỗ trợ học tập:

_Kênh Youtube:http://bit.ly/vinastudyvn_tieuhoc

_Facebook fanpage:https://www.facebook.com/767562413360963/

_Hội học sinh Vinastudy Online:https://www.facebook.com/groups/online.vinastudy.vn/

 

 

 

Đề cương khoá học

1. Bài giảng học thử học kì I

2. Bài giảng học thử học kì II

3. BÀI HỌC TUẦN 1 (04/09 - 10/09)

4. BÀI HỌC TUẦN 2 (11/09 - 17/09)

5. BÀI HỌC TUẦN 3 (18/09 - 24/09)

6. BÀI HỌC TUẦN 4 (25/09 - 01/10)

7. BÀI HỌC TUẦN 5 (02/10 - 08/10)

8. BÀI HỌC TUẦN 6 (09/10 - 15/10)

9. BÀI HỌC TUẦN 7 (16/10 - 22/10)

10. BÀI HỌC TUẦN 8 (23/09 - 29/10)

11. BÀI HỌC TUẦN 9 (30/10 - 05/11)

12. BÀI HỌC TUẦN 10 (06/11 - 12/11)

13. BÀI HỌC TUẦN 11 (13/11 - 19/11)

14. BÀI HỌC TUẦN 12 (20/11 - 26/11)

15. BÀI HỌC TUẦN 13 (27/11 - 03/12)

16. BÀI HỌC TUẦN 14 (04/12 - 10/12)

17. BÀI HỌC TUẦN 15 (11/12 - 17/12)

18. BÀI HỌC TUẦN 16 (18/12 - 24/12)

19. BÀI HỌC TUẦN 17 (25/12 - 31/12)

20. BÀI HỌC TUẦN 18 (01/01 - 07/01)

21. BÀI HỌC TUẦN 19 (08/01 - 14/01)

22. BÀI HỌC TUẦN 20 (15/01 - 21/01)

23. BÀI HỌC TUẦN 21 (22/01 - 28/01)

24. BÀI HỌC TUẦN 22 (29/01 - 04/02)

25. BÀI HỌC TUẦN 23 (05/02 - 11/02)

26. BÀI HỌC TUẦN 24 (12/02 - 18/02)

27. BÀI HỌC TUẦN 25 (19/02 - 25/02)

28. BÀI HỌC TUẦN 26 (26/02 - 04/03)

29. BÀI HỌC TUẦN 27 (05/03 - 11/03)

30. BÀI HỌC TUẦN 28 (12/03 - 18/03)

31. BÀI HỌC TUẦN 29 (19/03 - 25/03)

32. BÀI HỌC TUẦN 30 (26/03 - 01/04)

33. BÀI HỌC TUẦN 31 (02/04 - 08/04)

34. BÀI HỌC TUẦN 32 (09/04 - 15/04)

35. BÀI HỌC TUẦN 33 (16/04 - 22/04)

36. BÀI HỌC TUẦN 34 (23/04 - 29/04)