Đề cương ôn hè - Môn Toán Lớp 7

Ngày đăng: 07/06/2019

 Cộng đồng zalo giải đáo bài tập 

Các bạn học sinh tham gia nhóm zalo để trao đổi giải đáp bài tập nhé 

Con sinh năm 2009 https://zalo.me/g/cieyke829
Con sinh năm 2010 https://zalo.me/g/seyfiw173
Con sinh năm 2011 https://zalo.me/g/jldjoj592
Con sinh năm 2012 https://zalo.me/g/ormbwj717
Con sinh năm 2013 https://zalo.me/g/lxfwgf190
Con sinh năm 2014 https://zalo.me/g/bmlfsd967
Con sinh năm 2015 https://zalo.me/g/klszcb046

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÈ – MÔN TOÁN 7

 

 Đề cương ôn hè môn Toán lớp 7 tổng hợp kiến thức và các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình học môn Toán lớp 7. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh lớp 7 ôn tập trong dịp hè, để chuẩn bị kiến thức cho năm học lớp 8 thật tốt. Kính mời quý phụ huynh, thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo !

Tải file PDF tại link: de-cuong-on-he-mon-toan-lop-7-tl308.html

 I) PHẦN ĐẠI SỐ

Bài 1. Thực hiện phép tính: 

  1) $5\frac{27}{5}+\frac{27}{23}+0,5-\frac{5}{27}+\frac{16}{23}$

2)  $\frac{3}{8}.27\frac{1}{5}-51\frac{1}{5}.\frac{3}{8}+19$

3) $25.{{\left( -\frac{1}{5} \right)}^{3}}+\frac{1}{5}-2.{{\left( -\frac{1}{2} \right)}^{2}}-\frac{1}{2}$         

4) $35\frac{1}{6}:\left( -\frac{4}{5} \right)-46\frac{1}{6}:\left( -\frac{4}{5} \right)$

5) $\left( \frac{-3}{4}+\frac{2}{5} \right):\frac{3}{7}+\left( \frac{3}{5}+\frac{-1}{4} \right):\frac{3}{7}$   

6)  $\frac{7}{8}:\left( \frac{2}{9}-\frac{1}{18} \right)+\frac{7}{8}\left( \frac{1}{36}-\frac{5}{12} \right)$

7) $\frac{1}{6}+\frac{5}{6}.\frac{3}{2}-\frac{3}{2}+1$

8) $\left( -0,75-\frac{1}{4} \right):\left( -5 \right)+\frac{1}{15}-\left( -\frac{1}{5} \right):\left( -3 \right)$    

 Bài 2. Thực hiện phép tính: 

1) $\left( \frac{3}{25}-1,12 \right):\frac{3}{7}\left[ \left( 3\frac{1}{2}-3\frac{2}{3} \right):\frac{1}{14} \right]$

2) (0,125).(-3,7).(-2)3    

3)$\sqrt{36}.\sqrt{\frac{25}{16}}+\frac{1}{4}$      

4) $\sqrt{\frac{4}{81}}:\sqrt{\frac{25}{81}}-1\frac{2}{5}$   

5) 0,1.$\sqrt{225}.\sqrt{\frac{1}{4}}$

6)$\left( \frac{3}{25}-1,12 \right):\frac{3}{7}\left[ \left( 3\frac{1}{2}-3\frac{2}{3} \right):\frac{1}{14} \right]$

Bài 3. Tìm x:  

1) $\frac{1}{5}+x=\frac{2}{3}$

2) $-\frac{5}{8}+x=\frac{4}{9}$

3) $1\frac{3}{4}.x+1\frac{1}{2}=-\frac{4}{5}$

4) $\frac{1}{4}+\frac{3}{4}x=\frac{3}{4}$    

5) $x.\left( \frac{1}{4}+\frac{1}{5} \right)-\left( \frac{1}{7}+\frac{1}{8} \right)=0$  

6)$\frac{3}{35}-\left( \frac{3}{5}+x \right)=\frac{2}{7}$       

 

7)$\frac{3}{7}+\frac{1}{7}:x=\frac{3}{14}$     

8)$(5x-1)(2x-\frac{1}{3})=0$

9)$\frac{-3}{4}-\left| \frac{4}{5}-x \right|=-1$

10) $\left| \frac{-1}{2}-x \right|=\frac{1}{3}$             

11) $\left| 2\frac{1}{2}+x \right|-\frac{-2}{3}=3$

12) $-\frac{5}{7}-\left| \frac{1}{2}-x \right|=-\frac{11}{4}$    

 Bài 4. Tìm số tự nhiên có 3 chữ số, biết số đó là bội của 18 và các chữ số của nó tỉ lệ theo 1: 2 : 3.

Bài 5. Một trường phổ thông có 3 lớp 7, tổng số học sinh của hai lớp 7A và 7B là 85 học sinh. Nếu chuyển 10 học sinh 7A sang 7C thì số học sinh 3 lớp tỉ lệ thuận là 7; 8; 9. Tính số học sinh của mỗi lớp.

Bài 6. Trên cùng một hệ trục toạ độ, vẽ đồ thị các hàm số sau:  $y=2x;\,\,\,y=-2x;\,\,\,y=\frac{1}{2}x$

Bài 7. Cho các đa thức: $f\left( x \right){{x}^{3}}-2{{x}^{2}}+3x+1$; $g\left( x \right)={{x}^{3}}+x-1$; $h\left( x \right)=2{{x}^{2}}-1$

  1. a) Tính f (x) - g(x) + h(x).            
  2. b) Tìm x sao cho f (x) - g(x) + h(x) = 0.

Bài 8. Cho các đa thức: f (x) = x3 - 2x + 1; g(x) = 2x2 - x3 + x - 3

  1. a) Tính f (x) + g(x); f(x) - g(x).                  
  2. b) Tính f (x) + g(x) tại x = -1; x = -2.

Bài 9. Cho đa thức: A = $-2x{{y}^{2}}+3xy+5x{{y}^{2}}+5xy+1$       

  1. a) Thu gọn đa thức A.                       
  2. b) Tính giá trị của A tại $x=-\frac{1}{2}$ ; $y=-1$.

Bài 10. Cho 2 đa thức: $f\left( x \right)=9-{{x}^{5}}+4x-2{{x}^{3}}+{{x}^{2}}-7{{x}^{4}}$ ; $g\left( x \right)={{x}^{5}}-9+2{{x}^{2}}+7{{x}^{4}}+2{{x}^{3}}-3x$

  1. a) Tính tổng h (x) = f(x) + g(x).                    
  2. b) Tìm nghiệm của đa thức h(x).

Bài 11. Tìm đa thức A, biết: A $+\left( 3{{x}^{2}}y-2x{{y}^{3}} \right)=2{{x}^{2}}y-4x{{y}^{3}}$              

Bài 12. Cho các đa thức: P$\left( x \right)={{x}^{4}}-5x+2{{x}^{2}}+1$ ; Q$\left( x \right)=5x+{{x}^{2}}+5-3{{x}^{2}}+{{x}^{4}}$       

  1. a) Tìm M(x) = P(x) + Q(x).            
  2. b) Chứng tỏ M(x) không có nghiệm.

Bài 13. Tìm nghiệm của đa thức

1) $4x+9$

2) $-5x+6$

3) ${{x}^{2}}-1$

4) ${{x}^{2}}-9$

5) ${{x}^{2}}-x$

6) ${{x}^{2}}-2x$

7) ${{x}^{2}}-3x$

8) $3{{x}^{2}}-4x$

 Bài 14. Tìm các số x, y, z biết:          

a) $\frac{x}{10}=\frac{y}{6}=\frac{z}{21}$ và $5x+y-2z=28$

b) $3x=2y;\,\,7y=5z$ và $x-y+z=32$

c) $\frac{x-1}{2}=\frac{y-2}{3}=\frac{z-3}{4}$ và $2x+3y-z=50$

d) $\frac{x}{2}=\frac{y}{3}=\frac{z}{5}$ và $xyz=810$

 Bài 15. Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng đưa cách tích sau về dạng tổng: 

1) $\left( a+b \right)\left( a+b \right)$

2) ${{\left( a-b \right)}^{2}}$

3) $\left( a+b \right)\left( a-b \right)$

4) ${{\left( a+b \right)}^{3}}$

5) ${{\left( a-b \right)}^{3}}$

6) $\left( a+b \right)\left( {{a}^{2}}-ab+{{b}^{2}} \right)$

7) $\left( a-b \right)\left( {{a}^{2}}+ab+{{b}^{2}} \right)$

 

  -------------------------------------------------------------------------------

 II) PHẦN HÌNH HỌC

Bài 1. Cho góc nhọn xOy, điểm H nằm trên tia phân giác của góc xOy. Từ H dựng các đường vuông góc xuống hai cạnh Ox và Oy (A thuộc Ox và B thuộc Oy).

  1. a) Chứng minh tam giác HAB là tam giác cân.
  2. b) Gọi D là hình chiếu của điểm A trên Oy, C là giao điểm của AD với OH. Chứng minh BC  vuông góc với Ox.
  3. c) Khi góc xOy bằng ${{60}^{0}}$, chứng minh OA = 2OD.

Bài 2. Cho tam giác ABC vuông ở C, có góc A bằng 600, tia phân giác của góc BAC cắt BC ở E, kẻ EK vuông góc với AB (K thuộc AB), kẻ BD vuông góc với AE (D thuộc AE). Chứng minh:

  1. a) AK = KB.
  2. b) AD = BC.

Bài 3. Cho tam giác ABC cân tại A và hai đường trung tuyến BM, CN cắt nhau tại K. Chứng minh:

  1. a) $\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ BNC = }\!\!\Delta\!\!\text{ CMB}$
  2. b) $\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ BKC}$ cân tại K.
  3. c) BC < 4.KM.

Bài 4. Cho tam giác ABC vuông tại A có BD là phân giác, kẻ DE vuông góc với BC (E thuộc BC). Gọi F là giao điểm của AB và DE. Chứng minh rằng:

  1. a) BD là đường trung trực của AE.
  2. b) DF = DC.
  3. c) AD < DC.
  4. c) AE // FC.

Bài 5. Cho tam giác ABC vuông tại A, góc B có số đo bằng ${{60}^{0}}$. Vẽ AH vuông góc với BC tại H.

  1. a) So sánh AB và AC; BH và HC?
  2. b) Lấy điểm D thuộc tia đối của tia HA sao cho HD = HA. Chứng minh rằng hai tam giác AHC và DHC bằng nhau.
  3. c) Tính số đo của góc BDC?

Bài 6. Cho tam giác ABC cân tại A, vẽ trung tuyến AM. Từ M kẻ ME vuông góc với AB tại E, kẻ MF vuông góc với AC tại F.

  1. a) Chứng minh:$\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ BEM =  }\!\!\Delta\!\!\text{ CFM}$.
  2. b) Chứng minh AM là trung trực của EF.
  3. c) Từ B kẻ đường thẳng vuông góc với AB tại B, từ C kẻ đường thẳng vuông góc với AC tại C, hai đường thẳng này cắt nhau tại D. Chứng minh rằng ba điểm A, M, D thẳng hàng.

Bài 7. Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH. Biết AB = 5cm, BC = 6cm.

  1. a) Tính độ dài các đoạn thẳng BH, AH?
  2. b) Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC. Chứng minh 3 điểm A, G, H thẳng hàng.
  3. c) Chứng minh $\widehat{\operatorname{ABG}}\text{ = }\widehat{\text{ACG}}$.

Bài 8. Cho tam giác ABC có AC > AB, trung tuyến AM. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MD = MA, nối C với D.

  1. a) Chứng minh $\widehat{\text{ADC}}\text{  }\widehat{\text{DAC}}$, từ đó suy ra $\widehat{\text{MAB}}\text{  }\widehat{\text{MAC}}$.
  2. b) Kẻ đường cao AH, gọi E là một điểm nằm giữa A và H. So sánh HC và HB; EC và EB.

Bài 9. Cho tam giác nhọn ABC có AB > AC, vẽ đường cao AH.

  1. a) Chứng minh HB > HC.
  2. b) So sánh góc BAH và góc CAH?
  3. c) Vẽ M, N sao cho AB, AC lần lượt là trung trực của các đoạn thẳng HM, HN. Chứng minh tam giác MAN là tam giác cân.

Bài 10. Cho tam giác ABC có góc A = 900, AB = 8cm, AC = 6cm.

  1. a) Tính BC.
  2. b) Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AE = 2cm; trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = AB. Chứng minh: $\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ BEC =  }\!\!\Delta\!\!\text{ DEC}$.
  3. c) Chứng minh DE đi qua trung điểm cạnh BC.

Bài 11. Cho tam giác ABC vuông tại C; góc A bằng 600, tia phân giác của góc BAC cắt BC tại E, kẻ EK vuông góc với AB (K thuộc AB), kẻ BD vuông góc với tia AE (D thuộc tia AE). Chứng minh:

  1. a) AC = AK.
  2. b) KA = KB.
  3. c) Ba đường thẳng AC, BD, KE cùng đi qua một điểm.

Bài 12. Hai tia phân giác trong tại đỉnh B và C của tam giác ABC cắt nhau tại O, biết góc BOC bằng ${{130}^{0}}$.

  1. a) Tính số đo góc A.
  2. b) Hai tia phân giác ngoài tại đỉnh B và C của tam giác ABC cắt nhau tại P. Chứng minh A; O; P thẳng hàng.
  3. c) Tam giác ABC là tam giác gì để OP là phân giác của góc BOC.

-------------------------------------------------------

Phụ huynh có thể tham khảo các khóa học Toán lớp 7 tại link: 

Toán lớp 7toan-dc6302.html

Khóa học Toán lớp 8 tại link: 

Toán lớp 8: toan-dc10846.html

Tác giả: Vinastudy

 Cộng đồng zalo giải đáo bài tập 

Các bạn học sinh tham gia nhóm zalo để trao đổi giải đáp bài tập nhé 

Con sinh năm 2009 https://zalo.me/g/cieyke829
Con sinh năm 2010 https://zalo.me/g/seyfiw173
Con sinh năm 2011 https://zalo.me/g/jldjoj592
Con sinh năm 2012 https://zalo.me/g/ormbwj717
Con sinh năm 2013 https://zalo.me/g/lxfwgf190
Con sinh năm 2014 https://zalo.me/g/bmlfsd967
Con sinh năm 2015 https://zalo.me/g/klszcb046

********************************

Hỗ trợ học tập:

_Kênh Youtube:http://bit.ly/vinastudyvn_tieuhoc

_Facebook fanpage:https://www.facebook.com/767562413360963/

_Hội học sinh Vinastudy Online:https://www.facebook.com/groups/online.vinastudy.vn/

Khách hàng nhận xét

Đánh giá trung bình

5/5

(0 nhận xét)

1

0%

2

0%

3

0%

4

0%

5

0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Viết nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

1. Đánh giá của bạn về sản phẩm này: (*)

2. Tên của bạn: (*)

3. Email liên hệ:

3. Viết nhận xét của bạn: (*)

Gửi nhận xét

* Những trường có dấu (*) là bắt buộc.

* Để nhận xét được duyệt, quý khách lưu ý tham khảo Tiêu chí duyệt nhận xét của Vinastudy

  • Chưa có đánh giá nào!

Các tin mới nhất

Toán 7 - Số thực
Toán 7 - Số thực

Ngày đăng: 2023/12/06

Toán 7 - LUYỆN TẬP TỈ LỆ THỨC, DÃY TỈ SỐ BẰNG NHAU
Toán 7 - TỈ LỆ THỨC
Toán 7 - TỈ LỆ THỨC

Ngày đăng: 2022/12/23

Toán 6 - Xác suất
Toán 6 - Xác suất

Ngày đăng: 2022/12/23

Toán 6 - Hai bài toán về phân số
Toán 6 - Hai bài toán về phân số

Ngày đăng: 2022/12/23

Toán 6 - Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Toán 5 – Phương pháp tính ngược từ cuối
Toán 5 – Bài toán hạt tươi, hạt khô
Toán 5 – Bài toán tỉ lệ (Tỉ lệ thuận – tỉ lệ nghịch)
Toán 4 – Dấu hiệu chia hết
Toán 4 – Dấu hiệu chia hết

Ngày đăng: 2022/12/08

Chào năm học mới