Bài 5: Bài toán tìm x

Vui lòng đăng nhập để xem bài học!

Trong Toán lớp 3 dạng toán tìm x là dạng toán khá hay, có sự kết hợp, linh hoạt giữa các phép nhân chia cộng trừ. Để học tốt  dạng toán tìm x, các em cần nắm chắc những kiến thức, quy tắc của phép nhân, chia, cộng, trừ, từ đó vận dụng vào giải các bài toán. Thường xuyên ôn tập và củng cố kiến thức. Đây sẽ là nền tảng để các em chinh phục môn toán ở bậc học tiếp theo.

Lý thuyết cơ bản

Tìm x là dạng toán đi tìm giá trị của ẩn x trong phép tính.

1.Công thức trong các phép tính:

Phép cộng: số hạng + số hạng = tổng

Phép trừ : số bị trừ - số trừ = hiệu

Phép chia: số bị chia : số chia = thương

Phép nhân: thừa số x thừa số = tích

Quy tắc thực hiện phép tính:

+ Thực hiện phép nhân chia trước, phép cộng trừ sau.

+ Đối với biểu thức chỉ có phép nhân và phép chia thì thực hiện theo thứ tự từ trái qua phải

2.Các dạng bài tập toán tìm x

Dạng 1: Tìm x trong tổng, hiệu, tích, thương của số cụ thể ở vế trái- số nguyên ở vế phải

Ví dụ: Tìm x

  1. 1264 + x = 9835
  2. x – 2006 = 1957

Bài giải:

  1. 1264 + x = 9835

x = 9835 – 1264

x = 8571

  1. x – 2006 = 1957

x = 1957 + 2006

x = 3963

Dạng 2: Bài toán có tổng, hiệu, tích, thương của một số cụ thể ở vế trái – biểu thức ở vế phải.

Ví dụ: Tìm x

  1. x : 7 = 9 x 5

x : 7 = 45

x  = 45 x 7

x = 315

  1. 19 + x = 384 : 8

19 + x = 48

  x = 48 – 19

  x = 29  

Dạng 3: Tìm x có vế trái là biểu thức hai phép tính và vế phải là một số nguyên.

Ví dụ: Tìm x

  1. 403 – x : 2 = 30
  2. 55 + x : 3 = 100

Bài giải:

  1. 403 – x : 2 = 30

x : 2 = 403 – 30

x : 2 = 373

x = 373 x 2

x = 746

  1. 55 + x : 3 = 100

x : 3 = 100 – 55

x : 3 = 45

x = 45 x 3

x = 135

Dạng 4: Tìm x có vế trái là một biểu thức hai phép tính – vế phải là tổng hiệu tích thương của hai số.

Ví dụ: Tìm x

  1. 375 – x : 2 = 500 : 2
  2. 45 + x : 8 = 225 : 3

Bài giải:

  1. 375 – x : 2 = 500 : 2

x : 2 = 375 – 250

x : 2 = 125

x = 125 x 2

x = 250

  1. 45 + x : 8 = 225 : 3

45 + x : 8 = 75

  x : 8 = 75 – 45

  x : 8 = 30

  x = 30 x 8

  x = 240

Dạng 5: Tìm x có vế trái là một biểu thức có dấu ngoặc đơn – vế phải là tổng, hiệu , tích thương của hai số.

Ví dụ: Tìm x

  1. ( x – 3 ) : 5 = 34
  2. ( x + 23 ) : 8 = 22

Bài giải:

  1. ( x – 3 ) : 5 = 34

( x – 3 ) = 34 x 5

x – 3 = 170

x = 170 + 3

x = 173

  1. ( x + 23 ) : 8 = 22

x + 23 = 22 x 8

x + 23 = 176

x = 176 – 23

x =  153

Nội dung video

Video Bài toán tìm x có độ dài 20:18 phút, thầy Nguyễn Thành Long giúp học sinh luyện các bài tập dạng này để khi gặp dạng toán này học sinh có thể làm bài tập một cách chính xác, dễ dàng.

Dạng 1: Các bài toán cơ bản

X là số hạng : x + 5 = 7 $\to $ x = 7 – 5 = 2

x là số bị trừ : x – 5 = 7 $\to $ x = 7 + 5 = 12

x là số trừ : 5 – x = 3 $\to $ x = 5 – 3 = 2

x là số bị chia: x : 5 = 3 $\to $ x = 3 x 5 = 15

x là số chia: 20 : x = 4 $\to $x = 20 : 4 = 5

Dạng 2: Các bài toán nâng cao

x trong một biểu thức

VD: 30 – x : 5 = 5 x 2

Phương pháp:

  • Khi x trong phép nhân , phép chia thì xem tích hoặc thương đó là 1 số
  • Thứ tự thực hiện các phép tính

Tìm x:  30 – x : 5 = 5 x 2

              30 – x : 5 = 10

               x : 5 = 30 -10

               x : 5 = 20

                 x = 20 x 5

                 x = 100

Phần 2: Bài tập

Bài 1 : Tìm x

  1. x : 6 + 5 = 45 : 5                                                         b) 736 – x : 3 = 106

x : 6 + 5 = 9                                                                                        x : 3 = 630

x : 6 = 4                                                                                               x = 630 x 3

x = 4 x 6                                                                                               x = 1890

x = 24

Bài 2: Tìm x

  1. ( 3586 – x ) : 7 = 168                                           b)   125 x 4 – x = 43 + 26

3586 – x = 168 x 7                                                                     500 – x = 69

3586 – x = 1176                                                                                  x = 500 - 69

                   x = 3586 – 1176                                                                                 x = 431

                       x = 2410

Bài 3: Tìm x

( 1+ x ) + ( 2+ x) + ( 3 + x) + ( 4 + x) + ( 5 + x ) = 10 x 5

( 1+ 2+ 3 + 4 + 5) + ( x + x + x + x + x) = 10 x 5

15 + $x\times 5$ = 50

$x\times 5$= 35

x = 35 : 5

x = 7

Bài 4: Tìm x

  1. x : 4 = 5 dư 1
  2. 65 : x = 21 dư 2
  3. 64 : x = 9 dư 1
  4. x : 7 = 8 dư 2

Bài làm:

  1. x : 4 = 5 dư 1

x = 5 x 4 + 1

x = 21

  1. 65 : x = 21 dư 2

x = ( 65 – 2) : 21

x =  63 : 21

x = 3

  1. 64 : x = 9 dư 1

x = ( 64 – 1 ) : 9

x =  63 : 9

x = 7

  1. x : 7 = 8 dư 2

x = 8 x 7 + 2

x = 56 + 2

x = 58

Ngoài ra, VinaStudy còn có các khóa học giúp các con học sinh lớp 3 mở rộng, nâng cao kiến thức Toán của mình như:

Khóa học cơ bản, bám sát sách giáo khoa

Khóa nâng cao

Khóa bồi dưỡng học sinh giỏi

Khóa ôn violympic toán 3

Khóa ôn va luyện toán 3 học kì I

Khóa luyện đề thi violympic

Hệ thống Vinastudy chúc các con học tập thật tốt !

Anh chị phụ huynh tham khảo thêm các khóa học khác của lớp 3:

Các khóa học tiếng anh

Các khóa Toán Tiếng Anh

Các khóa học Tiếng Việt

Đề cương khoá học

1. Bài giảng học thử học kì I

2. Bài giảng học thử học kì II

3. Cấp độ 1: Các kĩ thuật và kiến thức cần thiết trong chương trình toán lớp 3

4. Cấp độ 2: Các dạng bài tập trọng tâm nâng cao trong chương trình lớp 3